ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 12:35:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng, chống thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Huyện Trần Văn Thời là địa phương ven biển, địa hình phức tạp, nhiều hộ dân sinh sống ở ven sông, rạch, khu vực xung yếu. Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người dân khi xảy ra thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xây dựng kế hoạch; phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn triển khai đến các ngành liên quan và các xã, thị trấn để chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Một trong những giải pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm là tổ chức nhiều cuộc diễn tập tại các xã ven biển.

Thông qua các cuộc diễn tập giúp chính quyền địa phương, lực lượng phản ứng nhanh và bà con nhân dân nắm vững các kiến thức cơ bản về phòng, tránh thiên tai; nâng cao ý thức và chủ động sơ tán dân cư vào nơi tránh, trú ẩn an toàn khi có tình huống xấu xảy ra.

Ngoài ra, người dân được hướng dẫn cách chằng, chống nhà cửa, bảo vệ tài sản và cứu nạn, cứu hộ người bị tai nạn do thiên tai gây ra. Qua đó, mọi người nâng cao ý thức và chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Diễn tập sơ cấp cứu người bị nạn do bão và áp thấp nhiệt đới.

Anh Sơn Văn Lâu, Đội phản ứng nhanh xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Qua diễn tập giúp chúng tôi chủ động hơn, khi gặp phải tình huống thật sẽ làm tốt công tác cứu nạn, cứu hộ và giúp bà con di dời tài sản và vào nơi tránh trú ẩn một cách kịp thời”.
Bà Trần Thị Hưởng ở ấp Mũi Tràm A, xã Khánh Bình Tây Bắc, cảm nhận: “Tôi thấy tổ chức diễn tập như thế này rất có ích cho người dân. Sau này, nếu có bão hoặc áp thấp nhiệt đới thì mình cũng biết cách phòng, tránh”.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Qua diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã giúp các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã nắm được quy trình, cách thức tiến hành các bước, nhằm ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời giúp nhân dân hiểu được các tình huống, nâng cao ý thức, chủ động phòng, tránh; có biện pháp di dời tài sản và tập trung vào nơi trú ẩn an toàn. Đặc biệt là đối với đội phản ứng nhanh nắm được cách sơ cấp cứu người bị tai nạn trong quá trình phòng, tránh bão, áp thấp nhiệt đới”.

Ngoài diễn tập, huyện Trần Văn Thời tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí của cấp trên triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án phòng, tránh thiên tai như: xây dựng các khu tránh, trú bão cho người dân khu vực ven biển; cấp phát dụng cụ, phương tiện để bà con chủ động phòng, chống thiên tai.

Thông qua Dự án “Quản lý rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng tại các địa phương bị ảnh hưởng của tỉnh Cà Mau”, huyện Trần Văn Thời có 3 xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc và Khánh Hải được hưởng lợi từ dự án này. Theo đó, ban quản lý dự án tổ chức nhiều chương trình, tiểu dự án như: tập huấn kỹ năng phòng, chống thiên tai cho người dân; hỗ trợ nước sạch, vệ sinh môi trường, nhằm giúp bà con nâng cao nhận thức và có đủ điều kiện phòng, chống thiên tai…

Với sự chủ động của các ngành, các cấp và sự hưởng ứng tích cực của người dân về công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tin rằng huyện Trần Văn Thời sẽ hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho người dân./.

Anh Quốc 
 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.