ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 15:47:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng chống thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày qua trên địa bàn huyện Đầm Dơi xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kèm theo gió giật mạnh, nhiều nhà dân bị ảnh hưởng. Theo dự báo, năm 2018 sẽ xuất hiện nhiều cơn bão trên biển Đông và áp thấp nhiệt đới. Để chủ động đối phó, huyện Đầm Dơi đã xây dựng kế hoạch ứng phó với nhiều phương án, tình huống giả định nhằm giúp  các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân chủ động trong công tác phòng tránh, ứng phó, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

Xã Ngọc Chánh có diện tích tự nhiên hơn 4.200 ha, gồm 7 ấp, dân số 2.453 hộ (hơn 11.400 khẩu). Để chủ động đối phó với những diễn biến của thời tiết, xã vận động nhân dân thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bổ sung dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết. Tổ chức chằng chống nhà cửa để phòng chống bão, tiếp tục chặt tỉa cành cây ở gần nhà để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.

Song song đó là tổ chức gia cố bờ bao nuôi thuỷ sản, đập, cống, bọng… để bảo vệ sản xuất, chuẩn bị các phương tiện bơm tát sẵn sàng bơm tiêu chống úng đối với các ấp có diện tích hoa màu, cây ăn trái lớn, vùng trũng, thấp có nguy cơ ngập úng.

Nhiều nhà dân bị nghiêng do sạt lở đất tại chợ Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân.

Xã huy động xe và đội vỏ cứu hộ gồm 6 chiếc xe tải và 10 vỏ máy công suất từ 40 CV trở lên trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó trước và sau thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, thực hiện sơ tán khi có lệnh của cấp trên đến các địa điểm như trường học, trạm y tế, trụ sở văn hoá, nhà thờ và nhà kiên cố của các hộ dân trên địa bàn xã. Xây dựng phương án và địa điểm sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất.

Đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc, chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Ông Chung Văn Hùng, ấp Tấn Ngọc Đông, xã Ngọc Chánh, bày tỏ: “Để chủ động trong mùa mưa bão, gia đình tôi sẽ chằng chống nhà cửa và sẽ di dời đến nơi an toàn khi có bão xảy ra”.

Chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh Lê Minh Vui cho biết: “Xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công thành viên bám sát địa bàn, tuyên truyền nâng cao ý thức cho nhân dân cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhất như chỗ di dời, phương tiện di dời để đảm bảo an toàn nhất cho người dân”.

Tại xã Tân Duyệt, kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 cũng đã được xây dựng và triển khai trong cán bộ, đảng viên, các đoàn thể, trưởng ấp và nhân dân trong xã thực hiện, đồng thời ban hành quyết định củng cố thành viên ban chỉ đạo và các tiểu ban phòng chống thiên tai. Phân công các thành viên ban chỉ đạo phụ trách các ấp. Công tác huy động lực lượng, phương tiện, bố trí các điểm và rà soát việc di dời dân được thực hiện cụ thể. Qua thống kê, nếu có bão cấp 9, toàn xã phải di dời 3.686 người, cấp 10 di dời thêm 812 người.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Duyệt Kiều Minh Tấn cho biết: “Xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tích cực chủ động ứng phó những diễn biến bất thường của thời tiết nhằm giảm tối đa thiệt hại cho bà con”.

Nguyễn Huân là xã có bờ biển dài hơn 15 km, gồm 13 ấp, có 2 cửa sông thông ra biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi thuỷ sản. Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết năm nay, xã xây dựng phương án kiện toàn Ban Chỉ huy, các tiểu ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chia ra làm 4 khu vực, phân công các thành viên đứng chân từng khu vực để chỉ đạo. Bên cạnh đó, xác định 3 điểm xung yếu cần sơ tán dân khi có tình huống thời tiết diễn biến phức tạp: ấp Mai Hoa, số dân cần sơ tán là 598 người ven tuyến sông Hố Gùi, kênh Trảng Tràm; ấp Hiệp Dư, số dân cần sơ tán 367 người ven tuyến sông Đầm Chim và ấp Phú Nhuận sơ tán 155 người ven tuyến sông ra cửa biển Giá Lồng Đèn. Riêng ấp Mai Hoa còn có 67 tàu đánh cá.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Nguyễn Đăng Khoa cho biết: “Xã đã chủ động rất nhiều tình huống, trong đó bố trí phương tiện, rà soát người dân ở những nơi nguy hiểm để di dời đến nơi an toàn nhất và đảm bảo an ninh trật tự”.

Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Thái Hoàng Bo cho biết thêm: “Huyện giao nhiệm vụ cho các ngành, các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, tránh ý thức chủ quan trong phòng chống thiên tai. Kiểm tra các khu trọng yếu thiếu an toàn để có biện pháp khắc phục, nhất là những khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Kiểm tra lại nơi di dời cũng như phương tiện di dời, không để bị động bất ngờ khi có bão hoặc ảnh hưởng xấu của thời tiết”./.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Đầm Dơi xảy ra 36 vụ sạt lở đất ven sông, 5 vụ lốc xoáy, làm thiệt hại hoàn toàn 26 căn nhà, hư hỏng 19 căn, 8 đoạn lộ đất đen và 13 đoạn lộ bê-tông, chiều dài hơn 1.100 m. Ước thiệt hại trên 4,1 tỷ đồng.

Thuỳ Mỵ

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.