ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 06:01:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng chống thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Dơi xảy ra 46 vụ sạt lở đất ven sông, 35 vụ lốc xoáy, 2 vụ hoả hoạn, làm thiệt hại hoàn toàn 90 căn nhà, hư hỏng 192 căn, 1 trụ sở sinh hoạt ấp, 2 phòng học, 1 tàu đánh cá, 8 đoạn lộ đất đen và 15 đoạn lộ bê tông, tổng chiều dài hơn 1.500 m, ước thiệt hại khoảng 7,2 tỷ đồng. Huyện đã xuất ngân sách hỗ trợ khắc phục thiên tai với số tiền 195 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến nay, huyện có hơn 7.100 căn nhà bị sập hoàn toàn do lốc xoáy, hư hỏng hơn 567 căn và các tài sản khác.

Bên cạnh đó, sạt lở cục bộ ven sông trên 142 vụ, dài hơn 5.600 m, tràn bờ bao vuông tôm 5 vụ, ảnh hưởng hơn 1 ngàn hộ dân, chiều dài hơn 45 km, ước tổng thiệt hại hơn 16,3 tỷ đồng.

Vụ sạt lở đất ở Nguyễn Huân làm thiệt hại tài sản của người dân gần 600 triệu đồng.

Nguyễn Huân là xã có bờ biển dài hơn 15 km, địa giới hành chính chia ra 13 ấp, có hơn 3.860 hộ. Xã có 2 cửa sông thông ra biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi thuỷ sản.

Để chủ động ứng phó thời tiết diễn biến thất thường, xã đã xây dựng phương án kiện toàn ban chỉ huy, các tiểu ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chia làm 4 khu vực, phân công các thành viên đứng chân từng khu vực để chỉ đạo. Bên cạnh đó, xác định 3 điểm xung yếu cần sơ tán dân khi thời tiết diễn biến phức tạp tại 3 ấp: Mai Hoa, Hiệp Dư và Phú Nhuận.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Nguyễn Đăng Khoa cho biết: “Những hộ sống gần nơi có nguy cơ sạt lở xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đến nơi an toàn, nhất quyết không cho ở lại những nơi này”.

Xã Tạ An Khương Nam có diện tích tự nhiên hơn 3.100 ha, gồm 7 ấp. Toàn xã có hơn 1.600 hộ, với hơn 7.600 khẩu. Để chủ động đối phó với thời tiết khi có bão xảy ra, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo về thời tiết đảm bảo đến tất cả các ấp và người dân. Đồng thời, phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động phòng chống thiên tai, chằng chống nhà, di dời sơ tán dân, đặc biệt là người già và trẻ em đến nơi an toàn. Phân công trách nhiệm cán bộ trực tiếp theo dõi từng địa bàn, chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai. Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm, tìm kiếm phương tiện mất tích, tiếp tục sơ tán người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Lập các trạm cấp cứu tạm thời để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.

Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam Vương Chí Linh cho biết thêm: “Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, để chủ động đối phó, xã thường xuyên tuyên truyền Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành tốt việc chằng chống nhà cửa, không được chủ quan, lơ là”.
Ông Nguyễn Minh Thắng, ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam, bày tỏ: “Khi có thông báo sẽ chủ động chằng chống nhà cửa, dọn những cây lớn tránh ngã đổ gây mất an toàn cho nhà cửa, công trình cũng như người tham gia giao thông”.

Để chủ động giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng thiên tai, năm 2018, huyện Đầm Dơi được giao chỉ tiêu thu quỹ phòng chống thiên tai hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện hơn 25 triệu đồng; Các phòng, ban khối Đảng thuộc Huyện uỷ hơn 14 triệu đồng; Đơn vị sự nghiệp hơn 346 triệu đồng; Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn hơn 61 triệu đồng, các cơ quan của tỉnh đóng trên địa bàn huyện hơn 78 triệu đồng. Công dân hơn 574 triệu đồng và các công ty, doanh nghiệp hơn 182 triệu đồng. Đến thời gian này huyện đã thu được trên 770 triệu đồng, đạt trên 59% kế hoạch.

Trước tình hình sạt lở vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành chức năng và các xã tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống ở những nơi sạt lở cao nâng cao ý thức phòng tránh và di dời những vật dụng nặng để hạn chế thiệt hại khi có thiên tai. Đồng thời, yêu cầu người dân không để người già, phụ nữ và trẻ em nghỉ qua đêm tại nơi có nguy cơ sạt lở, di dời vật dụng nặng, có giá trị trong nhà đến nơi an toàn hơn để tránh thiệt hại khi sạt lở xảy ra.

Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Thái Hoàng Bo cho biết: “Huyện giao nhiệm vụ cho các ngành, các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền để tăng cường nhận thức của cán bộ và Nhân dân. Kiểm tra các khu trọng yếu thiếu an toàn để có biện pháp khắc phục, nhất là những khu vực có nguy cơ sạt lở cao phải di dời dân để tránh thiệt hại về người và tài sản. Kiểm tra lại nơi di dời cũng như phương tiện di dời, không để bị động bất ngờ khi có bão hoặc ảnh hưởng xấu của thời tiết”./.

Thành Quốc

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.