ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 06:23:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng, tránh thiên tai trên biển

Báo Cà Mau Nhằm chủ động thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có thiên tai xảy ra, đến nay, huyện Phú Tân đã bố trí, củng cố đội tàu cứu hộ, cứu nạn gồm 14 phương tiện. Ðồng thời, tổ chức 72 phương tiện tàu thuyền phục vụ sơ tán dân cư khi có bão, lụt, nước dâng. Các chủ phương tiện đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, thao tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là trong điều kiện khó khăn như gió bão, lốc xoáy, nước dâng…

Phú Tân là huyện ven biển, có nhiều khu dân cư sinh sống và làm nghề biển nên luôn có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có thiên tai, gió lốc, bão, lụt xảy ra. Chính vì thế, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống lụt bão là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong mùa mưa bão.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai, gió lốc đã làm thiệt hại 19 nhà dân trên địa bàn huyện Phú Tân và 1 tàu khai thác biển bị chìm cách bờ 2 hải lý. Các ngư phủ được cứu vớt vào bờ an toàn. Ngoài ra, triều cường dâng cao cũng đã làm ngập hơn 115.000 m lộ, 446 ha hoa màu, cây ăn trái..., ước tính thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng. Theo đó, nắng hạn, xâm mặn trong những tháng đầu năm cũng đã làm thiệt hại từ 30% trở lên đối với hơn 26.000 ha đang nuôi tôm trên địa bàn toàn huyện.

Thực hành kỹ năng cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi bão, nhưng những thiệt hại do thiên tai gây ra là khó tránh khỏi, nhất là cư dân ven biển, chuyên sống bằng nghề biển. Những xóm dân cư ven biển nhà cửa tạm bợ, khó đảm bảo an toàn khi có dông, lốc, gió mạnh. Nhiều phương tiện khai thác biển còn hết sức thô sơ, thiếu dụng cụ an toàn khi ra khơi, mặc dù gần bờ.

Theo số liệu rà soát của ngành chức năng, trên địa bàn huyện có 2.630 hộ, với gần 14.000 nhân khẩu sống ven các cửa sông, biển cần phải sơ tán khi có thiên tai, bão lụt xảy ra. Trong đó, không ít các khu dân cư không đảm bảo an toàn, nhà cửa tạm bợ, heo hút như: xóm Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái; khu dân cư Cái Cám, Công Nghiệp, xã Tân Hải; Mỹ Bình, xã Phú Tân… Nhiều bà con do đặc thù nghề biển nên nhà cửa bằng cây lá tạm, thiếu chắc chắn, không đảm bảo an toàn. Ðây là đối tượng đầu tiên cần phải sơ tán khi có thiên tai, bão lụt xảy ra.

Ðến nay, huyện Phú Tân đã chủ động thống kê, rà soát, nắm chặt số lượng ngư dân sống ven các cửa sông, biển như: Cái Ðôi Vàm, Cái Cám, Công Nghiệp, Mỹ Bình, Gò Công, Sào Lưới và Rạch Chèo. Các khu dân cư, trường học, trụ sở cơ quan, khu vực chợ… nhằm xây dựng phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

Theo đó, huyện đã chủ động thực hiện công tác huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và phương án sơ tán dân để phòng khi có thiên tai xảy ra. Hiện tại, cấp huyện và các xã, thị trấn Cái Ðôi Vàm đã xây dựng lực lượng, chủ động giúp dân sơ tán dân hơn 500 người. Ðồng thời, chủ động 160 phương tiện ghe, tàu cứu hộ, tàu đò, vỏ máy công suất lớn nhằm phục vụ việc sơ tán dân đến nơi an toàn khi có bão.

Nhằm chủ động thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có thiên tai xảy ra, đến nay, huyện Phú Tân đã bố trí, củng cố đội tàu cứu hộ, cứu nạn gồm 14 phương tiện. Ðồng thời, tổ chức 72 phương tiện tàu thuyền phục vụ sơ tán dân cư khi có bão, lụt, nước dâng. Các chủ phương tiện đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, thao tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là trong điều kiện khó khăn như gió bão, lốc xoáy, nước dâng…

Huyện đã thành lập các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển, có 80 ngư dân tham gia. Các tổ đoàn kết chủ yếu được lập ở các xã ven biển, có nhiều ngư dân tham gia làm nghề biển như: thị trấn Cái Ðôi Vàm, xã Nguyễn Việt Khái, Rạch Chèo, Phú Tân và Tân Hải.

Đồng thời, huyện cũng tranh thủ các ngành chức năng cấp phát 80 máy thông tin liên lạc, 80 ăng-ten, 240 phao áo, 320 phao tròn cho các ngư dân tham gia tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển. Ðây là những thiết bị cần thiết, giúp ngư dân chủ động khi có thiên tai, gió lốc xảy ra trong khi sản xuất trên biển.

Huyện đã hoàn thành khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá thuộc ấp Thanh Ðạm, thị trấn Cái Ðôi Vàm. Có trên 100 trụ neo tàu, dự kiến có hàng trăm tàu có thể neo đậu an toàn khi có thiên tai.

Khó khăn đặt ra hiện nay là lượng dân cư sống ven biển trên địa bàn huyện rất nhiều, nhiều người dân còn tập quán sống tạm bợ, chủ quan, khó di dời. Các khu tái định cư chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên không có chỗ đưa dân vào ở cố định. Hơn nữa, các khu tái định cư cũng gần biển, trong khi cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác thông tin còn hạn chế. Huyện có bờ biển dài hơn 37 km, nhiều cửa sông; trên 525 phương tiện khai thác biển, nhưng phần lớn là phương tiện nhỏ khó quản lý việc ra vào.

Chính vì vậy, tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác trong Nhân dân là điều cần thiết và quan trọng. Mới đây, huyện Phú Tân cũng tiến hành tập huấn kỹ năng phòng, tránh bão và cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng làm công tác này ở các xã, thị trấn; trực tiếp hướng dẫn cho người dân chủ động phòng tránh và ứng phó khi có thiên tai./.

Bài và ảnh: Quốc Hiệp

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.