ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 02:48:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động ứng phó thiên tai mùa mưa bão

Báo Cà Mau Tàu, thuyền đánh bắt xa bờ vào cửa biển Sông Ðốc sau chuyến ra khơi.

Tuy mới bước vào thời kỳ chuyển mùa, nhưng mưa kết hợp lốc xoáy xảy ra đã gây hại đến 247 căn nhà trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Thiệt hại này như một lời cảnh báo mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến phức tạp, có thể xảy ra La Nina. Sự chủ động triển khai các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân là điều rất cần thiết hiện nay.

Với địa hình thấp lại có đến 26 xã thuộc 6 huyện tiếp giáp với biển, trong nội đồng chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kinh mương chằng chịt cùng 87 cửa sông thông ra biển, Cà Mau là tỉnh được xếp vào nhóm những địa phương dễ bị tổn thương nhất trước diễn biến cực đoan của thời tiết, nhất là trong mùa mưa bão.

Nhiều hiểm hoạ rình rập

Tỉ mỉ ngồi kết lại giàn chì của mảnh lưới te, anh Nguyễn Văn Hùng, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, thỉnh thoảng ngước mắt lên nhìn về phía biển. Những cơn gió từ phía biển cứ tiếp tục giật mạnh khiến những tấm thiếc trên hiên nhà đập vào đòn tay lúc mạnh lúc yếu liên hồi làm cho những lo lắng trong lòng anh cũng tăng dần lên. Cả gia đình 4 nhân khẩu của anh chỉ sống nhờ vào chiếc ghe te ven bờ, nhưng đợt mưa kèm theo gió trong những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua đã khiến 3 ngày anh không thể hành nghề.

Những phương tiện nhỏ khai thác ven biển sẽ không an toàn khi mùa mưa bão năm nay được dự báo diễn biến phức tạp.

“Ðịnh đi thêm vài chuyến nữa kiếm tiền gia cố lại căn nhà để cầm cự trong mùa mưa bão tới, nhưng chưa đi đã mưa gió thế này rồi. Nếu tiếp tục kéo dài thêm vài ngày, cái ăn còn không đủ, lấy đâu ra tiền sửa nhà”, anh Hùng chia sẻ với vẻ mặt chất chứa lo âu.

Sông Ðốc là cửa biển lớn nhất tỉnh, cũng là nơi có đội tàu khai thác hùng hậu nhất, với nhiều phương tiện được trang bị khá hiện đại. Vì vậy, công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn luôn được đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức và cả ngư dân. Tuy nhiên, bên cạnh những phương tiện công suất lên đến 200-400 CV, thì hiện tại cửa biển Sông Ðốc vẫn còn khá nhiều phương tiên nhỏ công suất dưới 20 CV hành nghề te, lưới ven biển như trường hợp anh Hùng. Ðây là nhóm phương tiện rất dễ bị rủi ro trước diễn biến bất thường của thời tiết.

Biển với nguồn tài nguyên phong phú đã nuôi sống hàng chục ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh trong nhiều thế hệ qua. Tuy nhiên, đây cũng là nơi sẵn sàng cướp đi của họ tất cả, thậm chí cả tính mạng nếu có sự chủ quan lơ là hay vì một nguyên do nào khác, nhất là những phương tiện khai thác nhỏ như câu chuyện của anh Trần Thành Trung, cửa Vàm Xoáy, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Khu vực bãi bồi và vùng ven biển Ðất Mũi là nơi đã nuôi sống gia đình anh Trung trong nhiều năm qua. Với phương tiện nhỏ hành nghề lú bát quái, chỉ cách đất liền khoảng 4 km, thế nhưng, khi thời tiết chuyển xấu, suýt nữa anh không kịp vào bờ.

Hôm đó, trời đang nắng tốt, bỗng nhiên có mây đen và chỉ hơn nửa giờ sau là bắt đầu có sóng nổi lên, anh phải bỏ lưới chạy hết tốc lực vào khu vực rừng phòng hộ gần nhất để trú bão. Sau lần đó, vợ chồng bỏ biển, dìu dắt nhau lên Bình Dương tìm kế mưu sinh. Thế nhưng, do không trình độ, làm công, lương bổng chẳng được bao nhiêu, phải chi tiêu đủ thứ, từ tiền nhà, tiền ăn và cả tiền gởi con... cuối cùng lại trở về với biển.

Tàu, thuyền đánh bắt xa bờ vào cửa biển Sông Ðốc sau chuyến ra khơi.    Ảnh:  MINH TẤN

Phương tiện nhỏ không chỉ khả năng chống chọi với mưa to, sóng lớn thấp mà cả trang thiết bị để nắm bắt thông tin thời tiết trên biển cũng gần như không có. Anh Hùng chia sẻ, hầu hết các phương tiện hành nghề như anh làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày đó, nếu phải nằm bờ vài ngày là coi như đói.

Chủ động ứng phó

Thời tiết bất thường trong mùa mưa bão không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân đang sống bằng nghề khai thác biển mà cả người dân trong khu vực nội đồng, nhất là những huyện có địa hình phần lớn là thấp, trũng như huyện Phú Tân.

Phú Tân là huyện có mật độ sông rạch dày đặc, với 3 con sông lớn là Mỹ Bình, Cái Ðôi và Bảy Háp, từ đó hình thành nên 3 cửa biển cũng khá sầm uất là cửa Mỹ Bình, Cái Ðôi Vàm và Bảy Háp. Ðiều kiện tự nhiên này đã hình thành nhiều khu vực dân cư sinh sống tập trung ven biển, ven các cửa sông và dọc theo các tuyến kinh. Ðây được xem là lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, chính điều kiện tự nhiên này có thể mang đến nguy cơ thiệt hại lớn về tài sản và nhà cửa của người dân khi có bão đổ bộ vào đất liền.

Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang cho biết, huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai 5 năm, giai đoạn 2015-2020. Theo đó, kế hoạch đưa ra từng giả định cụ thể và phương án ứng phó, khắc phục hậu quả. Ðồng thời, tiến hành rà soát và chuẩn bị lực lượng, phương tiện, địa điểm an toàn để sơ tán dân khi cần thiết...

Ðể chủ động phòng, chống và hạn chế thiệt hại do mưa bão, tỉnh đang triển khai phương án di dời 500 hộ dân đang sinh sống vùng ven biển về nơi an toàn. Ðồng thời, tiến hành thực hiện kế hoạch trồng mới 50 ha rừng phòng hộ ven biển gắn với việc thực hiện việc bồi trúc, nâng cấp đê biển, đê sông nhằm chống sạt lở, cũng như thành lập các đội tình nguyện sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố thiên tai.

Đồng thời, huyện chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện... cũng như thường xuyên kiểm tra vận hành là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế thiệt hại khi có thiên tai, mưa bão.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú cho biết, thị trấn huy động mọi nguồn lực có thể của địa phương từ các tổ chức, đoàn thể và ngư dân để tổ chức thực hiện tốt nhất phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Ngoài ra, thị trấn đã thành lập đội tàu an toàn với đầy đủ các trang thiết bị không chỉ tham gia dự báo mà còn ứng cứu kịp thời khi có tai nạn bất ngờ.

Ngoài việc trang bị đầy đủ về phương tiện, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác tuyên truyền luôn được địa phương đặt lên hàng đầu. Ông Phú cho biết thêm: "UBND thị trấn Sông Ðốc luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đóng trên địa bàn như: Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, Hải đội Biên phòng 2, Ðội Kiểm ngư Sông Ðốc kiểm soát chặt chẽ việc ra vào cửa biển, đặc biệt là đối với các phương tiện khai thác khơi xa và những phương tiện nhỏ, kiên quyết không để phương tiện không đủ điều kiện ra biển khai thác"./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.