ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 09:09:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung tay bảo vệ rừng

Báo Cà Mau Xác định con người là nhân tố quan trọng trong công tác PCCCR mùa khô, những năm qua, huyện U Minh luôn tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho lực lượng giữ rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng bạt ngàn được bảo vệ trong suốt mùa khô.

Xác định con người là nhân tố quan trọng trong công tác PCCCR mùa khô, những năm qua, huyện U Minh luôn tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho lực lượng giữ rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng bạt ngàn được bảo vệ trong suốt mùa khô.

Những năm qua, mỗi khi mùa khô đến là lực lượng giữ rừng trên địa bàn huyện U Minh lại tất bật chuẩn bị trang thiết bị, tạm xa vợ con để vào rừng thực hiện nghĩa vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Những lúc bước vào cao điểm mùa khô, khi thời tiết liên tục nắng nóng, kèm theo gió mạnh làm cho lượng nước trên lâm phần bốc hơi nhanh chóng cũng là lúc lực lượng giữ rừng đứng ngồi không yên.

Bí thư Huyện uỷ U Minh Lê Thanh Triều (thứ ba từ phải sang) kiểm tra công tác PCCCR tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ.

Để đảm bảo cho cánh rừng giữ mãi màu xanh, các anh phải đội nắng, phơi sương thay phiên nhau trực 24/24, luồn rừng, kiểm tra mực nước cũng như độ khô của các lớp thực bì để kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra. Cực khổ là vậy nhưng các anh vẫn không than phiền mà xem đó là nghĩa vụ của những người yêu quý rừng tràm.

Anh Nguyễn Văn Thét, Tiểu khu trưởng Liên Tiểu khu U Minh 1, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, chia sẻ: “Những năm qua, cứ mỗi khi mùa khô đến là tôi lại khăn gói vào rừng canh lửa, luồn rừng. Mặc dù phải xa vợ con nhưng với những người gắn bó với rừng như tôi thì việc bảo vệ rừng phải được đặt lên hàng đầu và gia đình tôi cũng hiểu rằng, bảo vệ rừng cũng là bảo vệ tài sản, sự sống của mình. Từ đó, tôi được vợ con thông cảm, chia sẻ rất nhiều, xem đó là động lực để tôi bảo vệ rừng được tốt hơn”.

Vì quá chú tâm vào công tác bảo vệ rừng, nhiều lúc các anh quên cả đói và khát. Thấu hiểu nỗi vất vả của anh em giữ rừng, những năm qua, ngoài việc chỉ đạo lên phương án PCCCR mùa khô, huyện U Minh cũng dành tình cảm đặc biệt cho các lực lượng giữ rừng, bằng việc thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà các anh em giữ rừng. Tất cả kinh phí cho các chuyến thăm hỏi này được vận động từ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện.

Ông Trịnh Hoàng Thám, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện, cho biết: “Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, nhằm chia sẻ khó khăn với lực lượng giữ rừng, những năm qua, LĐLĐ huyện luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức, lao động trên địa bàn tham gia ủng hộ lực lượng giữ rừng. Qua phát động, hầu hết anh chị em đều thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với các anh em làm nhiệm vụ giữ rừng nên tham gia rất tích cực”.

Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, LĐLĐ huyện U Minh đã vận động được hơn 22 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, LĐLĐ huyện đã làm tham mưu cho huyện tổ chức thăm và tặng quà các đơn vị, lực lượng giữ rừng trên địa bàn. Những phần quà tuy không lớn, những lời thăm hỏi tuy không nhiều nhưng phần nào giúp lực lượng giữ rừng cảm thấy ấm lòng, từ đó an tâm hơn trong công tác.

Anh Phan Thanh Liêm, tham gia giữ rừng tại Liên Tiểu khu 30/4, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, phấn khởi nói: “Vào đây canh giữ rừng, ngày đội nắng, tối phơi sương lại phải xa gia đình nên nhiều đêm tôi cũng cảm thấy nhớ nhà và người thân lắm. Nhưng nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là lãnh đạo huyện đến thăm hỏi, động viên từng anh em nên anh em cũng phấn khởi, nỗ lực hết sức mình bảo vệ rừng”.

Bên cạnh lực lượng trực tiếp tham gia giữ rừng, những năm qua, huyện U Minh còn huy động được sức mạnh từ phía người dân. Để người dân hiểu và tham gia vào công tác giữ rừng, ngoài tuyên truyền, vận động người dân sống ven rừng ký cam kết không vào rừng chặt cây, bắt thú và ăn ong, huyện U Minh còn tạo mọi điều kiện để người dân vùng rừng đảm bảo được cuộc sống. Bởi theo lãnh đạo huyện nhận định: “Chỉ khi nào đảm bảo tốt cuộc sống của người dân ven rừng thì mới đảm bảo được họ không vào rừng trái phép”.

Song song đó, hằng năm, các ban, ngành huyện còn vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ hàng tấn gạo, nhiều nhu yếu phẩm cho người dân ven rừng. Đặc biệt là vận động các tổ chức, cá nhân cũng như các đơn vị trực tiếp quản lý rừng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ dân gặp khó khăn về nhà ở ven rừng để họ an tâm phát triển sản xuất.

Chị Huỳnh Thị Nhớ, hộ dân ở Ấp 17, xã Khánh Thuận, chia sẻ: “Gia đình tôi vừa được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ hỗ trợ xây dựng ngôi nhà khang trang, có chỗ che mưa che nắng nên vợ chồng tôi an tâm hơn trong lao động sản xuất; đồng thời nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cùng với chính quyền địa phương và công ty bảo vệ rừng”./.

Bài và ảnh: Lâm Chiêu

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.