ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:46:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung tay giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh tiếp nhận trên 58,2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 16 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền; vận động xây dựng, sửa chữa trên 550 nhà đại đoàn kết; xây dựng hơn 150 cây cầu nông thôn và các hoạt động an sinh xã hội khác, trị giá trên 40 tỷ đồng.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng năm qua, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo, chăm lo phát triển kinh tế cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn từng bước đi vào ổn định, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống Nhân dân.

Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Từ Hoàng Ân cho biết, sự quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân không chỉ là nhờ vào ý chí, tinh thần tự lực của bản thân mà còn thể hiện sự quan tâm, đóng góp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo 1 năm qua của tỉnh nhà không dừng lại ở phát triển kinh tế - xã hội mà quan trọng hơn là phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái - truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Ða dạng hoạt động chăm lo người nghèo

Nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công tác chăm lo hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo luôn được đặc biệt quan tâm, triển khai nhanh chóng.

Từ con giống được hỗ trợ, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình là mô hình sản xuất hiệu quả hiện nay.

Ông Từ Hoàng Ân đánh giá: “Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn về kinh phí, nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành và sự chung tay của Nhân dân đã giúp người dân nghèo từng bước thay đổi cuộc sống. Những chính sách hỗ trợ như vốn vay Ngân hàng Chính sách, nhà ở, con giống sản xuất, các phúc lợi xã hội cho người nghèo luôn được hỗ trợ, kịp thời tạo động lực, sự phấn khởi trong người dân”.

Từ đầu năm đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh tiếp nhận trên 58,2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 16 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền; vận động xây dựng, sửa chữa trên 550 nhà đại đoàn kết; xây dựng hơn 150 cây cầu nông thôn và các hoạt động an sinh xã hội khác, trị giá trên 40 tỷ đồng.

Các tổ chức thành viên tiếp tục vận động, hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội trên 5 tỷ đồng và duy trì các mô hình có hiệu quả giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất.

Ðiều phấn khởi hơn là tháng cao điểm “Vì người nghèo” được triển khai và vận động rộng khắp. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động và tiếp nhận được gần 6 tỷ đồng; phân bổ, hỗ trợ xây dựng 31 cây cầu giao thông nông thôn, 123 căn Nhà Ðại đoàn kết, khoan 32 giếng nước, hỗ trợ trên 1.600 suất quà, trên 4.000 tấn gạo, 10 chiếc xe đạp, khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo trên 200 lượt.

Những nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, những căn nhà được xây dựng kiên cố đã góp phần ổn định cuộc sống người dân, từng bước thay đổi diện mạo từng xóm, ấp, phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân nông thôn.

Những ngày này, có về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân mới cảm nhận được sự thay đổi và niềm vui của người dân nơi vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Với quyết tâm và nỗ lực của Ðảng bộ và Nhân dân, xã Phú Mỹ đã vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt 18/18 tiêu chí (không xây dựng tiêu chí chợ nông thôn) trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, chăm lo đời sống kinh tế của những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn luôn được xã đặc biệt quan tâm. Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong công tác vận động giảm nghèo, đời sống kinh tế người dân từng bước ổn định, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn ở mức 3,11% (theo chuẩn nghèo mới).  

Khơi dậy nội lực trong dân

Phó Bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Phú Mỹ Nghê Minh Hào nhận định, muốn giúp dân giảm nghèo, ngoài tranh thủ những nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo còn phải biết khơi dậy nội lực của chính họ. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân phát huy tinh thần tự lực, ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại. Từ đó người dân mới biết vận dụng tích cực những nguồn hỗ trợ, thoát nghèo bền vững.

Ðối với những địa phương còn khó khăn, công tác giảm nghèo vẫn luôn được chú trọng và thực hiện tốt. Ðiển hình như xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Ngoài chăm lo tốt những gia đình chính sách, xã Tân Lộc còn được biết đến là một trong những địa phương có nhiều cách làm hay và thiết thực trong công tác giảm nghèo bền vững.

Từ đầu năm đến nay, xã đã vận động các nguồn xã hội hoá và Quỹ Vì người nghèo xây dựng được 26 căn nhà (mỗi căn trị giá trên 30 triệu đồng) cho hộ có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể trong công tác vận động, hỗ trợ nguồn vốn phát triển những mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả đã tạo sự thay đổi tích cực trong đời sống người dân. Theo điều tra hộ nghèo cuối năm 2016, xã còn 176 hộ nghèo/2.693 hộ, chiếm 6,54%, giảm 2,79% (vượt chỉ tiêu so với nghị quyết được giao).

Ông Cao Văn Vị, Ấp 2, xã Tân Lộc, một trong những hộ dân được nhận hỗ trợ con giống sản xuất, phấn khởi chia sẻ: “Sự quan tâm của các cấp trong thời gian qua là động lực để những người dân nghèo có điều kiện vươn lên, thoát được nghèo khó. Mong rằng chính sách hỗ trợ cho người nghèo tiếp tục được triển khai sâu rộng”.

Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Lộc Lê Thành Tây cho biết, nguồn hỗ trợ, chính sách chăm lo phát triển đời sống cho hộ nghèo chỉ là đòn bẩy tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất. Cái khó lớn nhất của những hộ nghèo thiếu đất, thiếu nguồn vốn và chưa biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Do đó, muốn giảm nghèo bền vững phải tận dụng tất cả các nguồn lực và chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Ðồng thời, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một hướng đi bền vững của xã trong thời gian tới.

Xác định công tác giảm nghèo là nền tảng phát triển xã hội, bằng sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp từ tỉnh đến cơ sở, công tác giảm nghèo thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, diện mạo đời sống người dân nâng lên, từng bước hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020./.

Bài và ảnh: Kim Chi

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.