ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 03:53:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung tay giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh tiếp nhận trên 58,2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 16 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền; vận động xây dựng, sửa chữa trên 550 nhà đại đoàn kết; xây dựng hơn 150 cây cầu nông thôn và các hoạt động an sinh xã hội khác, trị giá trên 40 tỷ đồng.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng năm qua, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo, chăm lo phát triển kinh tế cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn từng bước đi vào ổn định, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống Nhân dân.

Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Từ Hoàng Ân cho biết, sự quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân không chỉ là nhờ vào ý chí, tinh thần tự lực của bản thân mà còn thể hiện sự quan tâm, đóng góp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo 1 năm qua của tỉnh nhà không dừng lại ở phát triển kinh tế - xã hội mà quan trọng hơn là phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái - truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Ða dạng hoạt động chăm lo người nghèo

Nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công tác chăm lo hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo luôn được đặc biệt quan tâm, triển khai nhanh chóng.

Từ con giống được hỗ trợ, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình là mô hình sản xuất hiệu quả hiện nay.

Ông Từ Hoàng Ân đánh giá: “Dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn về kinh phí, nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành và sự chung tay của Nhân dân đã giúp người dân nghèo từng bước thay đổi cuộc sống. Những chính sách hỗ trợ như vốn vay Ngân hàng Chính sách, nhà ở, con giống sản xuất, các phúc lợi xã hội cho người nghèo luôn được hỗ trợ, kịp thời tạo động lực, sự phấn khởi trong người dân”.

Từ đầu năm đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh tiếp nhận trên 58,2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 16 tỷ đồng, còn lại vật chất quy thành tiền; vận động xây dựng, sửa chữa trên 550 nhà đại đoàn kết; xây dựng hơn 150 cây cầu nông thôn và các hoạt động an sinh xã hội khác, trị giá trên 40 tỷ đồng.

Các tổ chức thành viên tiếp tục vận động, hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội trên 5 tỷ đồng và duy trì các mô hình có hiệu quả giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất.

Ðiều phấn khởi hơn là tháng cao điểm “Vì người nghèo” được triển khai và vận động rộng khắp. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã vận động và tiếp nhận được gần 6 tỷ đồng; phân bổ, hỗ trợ xây dựng 31 cây cầu giao thông nông thôn, 123 căn Nhà Ðại đoàn kết, khoan 32 giếng nước, hỗ trợ trên 1.600 suất quà, trên 4.000 tấn gạo, 10 chiếc xe đạp, khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo trên 200 lượt.

Những nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, những căn nhà được xây dựng kiên cố đã góp phần ổn định cuộc sống người dân, từng bước thay đổi diện mạo từng xóm, ấp, phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân nông thôn.

Những ngày này, có về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân mới cảm nhận được sự thay đổi và niềm vui của người dân nơi vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Với quyết tâm và nỗ lực của Ðảng bộ và Nhân dân, xã Phú Mỹ đã vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt 18/18 tiêu chí (không xây dựng tiêu chí chợ nông thôn) trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, chăm lo đời sống kinh tế của những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn luôn được xã đặc biệt quan tâm. Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong công tác vận động giảm nghèo, đời sống kinh tế người dân từng bước ổn định, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn ở mức 3,11% (theo chuẩn nghèo mới).  

Khơi dậy nội lực trong dân

Phó Bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Phú Mỹ Nghê Minh Hào nhận định, muốn giúp dân giảm nghèo, ngoài tranh thủ những nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo còn phải biết khơi dậy nội lực của chính họ. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân phát huy tinh thần tự lực, ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại. Từ đó người dân mới biết vận dụng tích cực những nguồn hỗ trợ, thoát nghèo bền vững.

Ðối với những địa phương còn khó khăn, công tác giảm nghèo vẫn luôn được chú trọng và thực hiện tốt. Ðiển hình như xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Ngoài chăm lo tốt những gia đình chính sách, xã Tân Lộc còn được biết đến là một trong những địa phương có nhiều cách làm hay và thiết thực trong công tác giảm nghèo bền vững.

Từ đầu năm đến nay, xã đã vận động các nguồn xã hội hoá và Quỹ Vì người nghèo xây dựng được 26 căn nhà (mỗi căn trị giá trên 30 triệu đồng) cho hộ có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể trong công tác vận động, hỗ trợ nguồn vốn phát triển những mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả đã tạo sự thay đổi tích cực trong đời sống người dân. Theo điều tra hộ nghèo cuối năm 2016, xã còn 176 hộ nghèo/2.693 hộ, chiếm 6,54%, giảm 2,79% (vượt chỉ tiêu so với nghị quyết được giao).

Ông Cao Văn Vị, Ấp 2, xã Tân Lộc, một trong những hộ dân được nhận hỗ trợ con giống sản xuất, phấn khởi chia sẻ: “Sự quan tâm của các cấp trong thời gian qua là động lực để những người dân nghèo có điều kiện vươn lên, thoát được nghèo khó. Mong rằng chính sách hỗ trợ cho người nghèo tiếp tục được triển khai sâu rộng”.

Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Lộc Lê Thành Tây cho biết, nguồn hỗ trợ, chính sách chăm lo phát triển đời sống cho hộ nghèo chỉ là đòn bẩy tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất. Cái khó lớn nhất của những hộ nghèo thiếu đất, thiếu nguồn vốn và chưa biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Do đó, muốn giảm nghèo bền vững phải tận dụng tất cả các nguồn lực và chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Ðồng thời, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một hướng đi bền vững của xã trong thời gian tới.

Xác định công tác giảm nghèo là nền tảng phát triển xã hội, bằng sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp từ tỉnh đến cơ sở, công tác giảm nghèo thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, diện mạo đời sống người dân nâng lên, từng bước hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020./.

Bài và ảnh: Kim Chi

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Dự kiến giảm 13 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau hợp nhất

Sáng 28/6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra Tờ trình số 134/TTr-UBND ngày 24/6/2025 của UBND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau hợp nhất, để trình tại Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X

Thực hiện yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh tại Báo cáo số 73/BC-HĐND ngày 16/6/2025 về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa X, UBND tỉnh trả lời như sau:

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Sáp nhập tỉnh - Tinh gọn bộ máy là tất yếu của phát triển

Mùa Xuân lịch sử năm 1975, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta, hừng hực tiến công với khí thế:“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo nơn nữa”[1] tiến thẳng về Sài Gòn như thác đổ, bắt sống Dương Văn Minh, toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam cộng hoà đầu hàng vô điều kiện! Ðất nước thống nhất, chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - Không nóng vội, chủ quan, duy ý chí

“Sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp xã không chỉ là việc nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, mà mục đích là nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, giảm chi ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời tạo không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương”, ông Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh.

Ðồng thuận với chủ trương lớn

Chủ trương của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính (ÐVHC) cấp tỉnh, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện là những vấn đề không chỉ cán bộ, công chức mà người dân cũng đặc biệt quan tâm. Lợi dụng sự quan tâm của dư luận, rất nhiều đối tượng đăng tải thông tin để "câu view", "câu like". Nhằm kịp thời chấn chỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện U Minh chỉ đạo các đảng uỷ, chi uỷ, chi bộ trực thuộc, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tốt chủ trương lớn của Ðảng, mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp ÐVHC, để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu và đồng thuận.

Cà Mau tích cực thực hiện Nghị quyết 57

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay có chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Ðột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Ðây cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng tới trong năm 2025.

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.