ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 00:37:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyến ăn ong đầu tiên

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau quê tôi ngoài con cua, con tôm ra thì còn nổi tiếng với hương vị ngọt ngào của mật ong rừng U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong rừng U Minh có từ lâu đời, mà không phải ai cũng làm được. Người yêu rừng, yêu nghề mới sống được với công việc vất vả, nhọc nhằn - vô rừng xây nhà cho ong về ở để tạo ra những giọt mật thơm ngọt cho đời.

Lần đầu tiên tôi được trải nghiệm chuyến đi ăn ong với một người gần nửa đời gắn bó với nghề gác kèo ong, dày dạn kinh nghiệm là chú Nguyễn Văn Năm (Ấp 13, xã Khánh Lâm).

Gà mới gáy là tôi phải thức để chạy xe máy từ nhà mình vô nhà chú ở sát mé rừng. Trời còn tối thui, con đường lộ vắng hoe, vô tới nhà, chú Năm sai thằng Cum, con của chú làm cho tôi ly cà phê đá uống cho “ấm bụng”, nhâm nhi nói chuyện lấy tinh thần, rồi mới bắt đầu đi vào rừng.

Bộ dụng cụ đi ăn ong gồm có 2 cái xô để đựng mật, một cây dao thiệt bén để vẹt sậy, cỏ dại mọc kín đường đi. Một bọc xơ dừa bự để đốt tạo khói đuổi ong. Phương tiện đi là chiếc xuồng composite nhẹ tênh để lướt qua các con mương nhỏ. Trang phục đi ăn ong bắt buộc phải mặc quần áo dài phủ tay, phủ mắt cá chân, mang giày để cỏ sậy không sướt đứt da. Phần quan trọng là cái nón bo rộng vành, được trùm miếng lưới che mặt lại để ong không chích tới được. Ðây cũng là lần đầu tiên tôi đi ăn ong bài bản như một người thợ lành nghề.

Ði gần tới kèo ong thì chú Năm mới đốt xơ dừa cho ra khói, thổi vào tổ cho ong bay ra. Chú Năm còn bình tĩnh chỉ cho tôi tổ này mới hay cũ, mật nhiều hay ít rồi cách lấy như thế nào, trong khi tôi thì sợ hãi khi thấy đàn ong bay ùa ra, quần quần trước mặt. Ổ ong bự chảng, chú Năm cắt một phần mật, chừa một ít lại để ong nuôi con. Và sau khi cắt mật phải cắt đi một phần tàn ong để ong về làm tổ lại.

Ổ ong cắt xong phải đậy nắp thùng liền, không cho dính giọt sương hay hạt mưa nào vào vì sẽ làm giảm chất lượng của mật.

Mật ong vốn quen thuộc và có vô vàn công dụng với sức khoẻ và cuộc sống con người từ xưa đến nay. Ong đi hút mật từ nhiều loài hoa trong tự nhiên, do đó mật của chúng sẽ có hàng trăm loại, có màu sắc, mùi và vị khác nhau. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất quê tôi là mật ong rừng tràm U Minh Hạ. Mùa mật thường bắt đầu từ tháng Giêng, thời tiết ấm áp, hoa tràm nở rộ, nắng lại nhiều. Mật ngon, chất lượng nhất cũng từ đây cho đến trung tuần tháng 5 âm lịch.

Mật ong rừng U Minh có màu vàng óng, sóng sánh, vị ngọt tự nhiên, cùng mùi thơm đặc trưng của hoa tràm.

Lấy mật ong xong còn phần tàn ong non (nhộng ong), tôi được chú Năm đãi hai món. Một món ăn tại rừng là ong non chấm mật, vị ngọt của mật, vị béo của ong non rất ngon. Vô nhà, có món thứ hai là tổ ong già chần nước sôi cho ong chín, tách ra khỏi sáp rồi gói bánh tráng với lá bông súng non, rau đủ loại, ăn vô beo béo, ấm ấm. Tính ra đợt ăn ong này khá thành công, chỉ có bị một vết ong chích dưới “cẳng” khi tôi lỡ giẫm phải con ong “say khói xỉu” trên xuồng. Ai về U Minh có cơ hội thì thử trải nghiệm một lần hen!

Ðơn giản nhất là ong non cuộn rau sống, lá bông súng non, chấm nước mắm, ngon không gì sánh bằng.

 

Bài: Thảo Mơ - Ảnh: Ðỗ Suốt Anh

 

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.