ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 12:43:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển biến từ dân vận khéo

Báo Cà Mau Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, 3 năm qua (2020-2023), phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, chung sức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo đó, đã có nhiều mô hình, điển hình DVK tiêu biểu trên các lĩnh vực đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong 3 năm (2020-2023), toàn huyện đăng ký thực hiện 1.112 mô hình trên các lĩnh vực, gồm 743 mô hình tập thể, 369 mô hình cá nhân. Kết quả, có 952/1.112 mô hình thực hiện hiệu quả, đạt hơn 85%; trong đó có 85 mô hình được khen thưởng, 47 mô hình được nhân rộng. Có 98 mô hình đăng ký cấp tỉnh, gồm 71 mô hình tập thể và 27 mô hình cá nhân. Nhiều mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực như: đưa màu xuống ruộng, trồng bồn bồn trên đất nuôi tôm, trồng cây ăn trái trên bờ vuông, nuôi chồn hương thương phẩm, biến rác thải thành quỹ khởi nghiệp, camera an ninh, ánh sáng an ninh, tiếng loa an ninh, tuyến đường an toàn giao thông, tuyến đường không rác...

Một tiểu phẩm tại Hội thi cán bộ “Dân vận khéo” năm 2023.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, cho biết: “Mô hình DVK “Biến rác thải thành quỹ khởi nghiệp” được triển khai rộng rãi trong cán bộ, hội viên phụ nữ, thực hiện thu gom rác thải có thể tái chế bán gây quỹ, mỗi hội viên hằng tháng đến kỳ sinh hoạt hội sẽ mang theo để gom lại và bán lấy tiền. Số tiền này ngoài việc hỗ trợ thêm cho các hoạt động thăm hỏi hội viên ốm đau, sinh hoạt hội, còn dành để xây dựng nguồn vốn giúp hội viên, phụ nữ khởi nghiệp thoát nghèo bền vững".

Bà Linh cho biết thêm, đã có trên 60% hội viên tham gia mô hình (trên 21 ngàn người). Kết quả đến thời điểm này, tiết kiệm được 350 triệu đồng, hỗ trợ 71 lượt phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự mua bán nhỏ, mỗi hội viên được vay từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng tuỳ theo mô hình khởi nghiệp của từng chị, với lãi suất thấp, 0,55%/tháng, lãi tiếp tục được nhập vào vốn để hỗ trợ chị em khác khởi nghiệp.

"Mô hình này vừa giúp hội viên, phụ nữ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, vừa hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh hiệu quả. Nhiều chị khi nhận được vốn đã khởi nghiệp thành công, như chị Nguyễn Mỹ Nhiên, hội viên phụ nữ xã Khánh Hưng, với mô hình mở tiệm bán vải và may trang phục truyền thống áo bà ba, áo dài; chị Nguyễn Thuỳ Dương, hội viên phụ nữ xã Khánh Hải, sau khi học nghề làm tóc và nail không có vốn mở tiệm, nhờ vay được nguồn vốn này mà mở được tiệm, từ đó có thu nhập ổn định, lo cho đứa em đi học”, bà Linh chia sẻ.

Hội LHPN huyện trao vốn khởi nghiệp.

Phong trào DVK thật sự đi vào đời sống xã hội, tập hợp, vận động được đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước. Ðồng thời, phong trào DVK cũng đã giúp nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và phong cách dân vận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo phương châm: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Có thể khẳng định, phong trào DVK trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có vai trò, ý nghĩa quan trọng, lan toả trong cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Qua thực hiện DVK đã phát huy tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp Nhân dân, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Ðiển hình như thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây NTM, đô thị văn minh, đến nay thực hiện đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM, 171 tiêu chí xã NTM, bình quân đạt 15,54 tiêu chí/xã; đạt 61 tiêu chí NTM nâng cao, bình quân đạt 8,71 tiêu chí/xã; trong thực hiện đô thị văn minh, thị trấn Sông Ðốc đạt 40/52 nội dung, thị trấn Trần Văn Thời đạt 42/52 nội dung; toàn huyện có 8/11 xã đạt chuẩn xã NTM.

Ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin: "Nổi bật trong phong trào thi đua DVK là công tác thi đua thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, trong đó trọng tâm là thực hiện công tác cải cách hành chính, phong cách ứng xử với Nhân dân trong thực hiện công vụ; công tác chuyển đổi số; công tác giải quyết đơn, thư yêu cầu, khiếu nại của người dân”.

Huyện Trần Văn Thời đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua DVK, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình DVK hiệu quả thiết thực, có sức lan toả mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.

 

Hà Phương

 

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ðổi mới, tăng hiệu quả hoạt động

Hoạt động của Ban Văn hoá - Xã hội (VHXH) HÐND tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ðiều đó được thể hiện qua các nội dung giám sát, khảo sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề thiết thực, quan trọng. Quy trình giám sát được thực hiện chặt chẽ, khoa học; báo cáo kết quả giám sát cụ thể, được các đơn vị chịu sự giám sát đồng tình, thống nhất cao; các kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế địa phương và có tính khả thi.

Đề xuất quy định khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Việc khai thác dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm thiết lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu mặc định khi triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

“Chi bộ 4 tốt” khơi nguồn năng lượng tích cực

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới, các cấp uỷ đảng tại Cà Mau đã đồng loạt triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo

Khoảng cách đời sống giữa hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo chênh lệch không nhiều, một khi gặp tai nạn, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế (BHYT), phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh thì nguy cơ tái nghèo nhanh. Vì vậy, việc HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là rất cần thiết, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Hiệu quả từ một nghị quyết

Trong năm 2023, Thường trực HÐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó nổi bật là Nghị quyết số 14/NQ-HÐND về Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HÐND tỉnh Cà Mau (Ðề án). Từ đó, các hoạt động của HÐND tỉnh không ngừng đổi mới theo hướng linh hoạt, khoa học, hiệu quả, phát huy dân chủ, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của đại biểu; đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.