ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 19:57:22

Chuyển đổi số đến với từng nhà

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, các tổ công nghệ số cộng đồng ở xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tích cực hướng dẫn người dân cài đặt các phần mềm ứng dụng công nghệ số. Qua đó, góp phần đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Xã Khánh Lộc được huyện Trần Văn Thời chọn làm điểm triển khai thực hiện việc chuyển đổi số. Theo đó, UBND xã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và 9 tổ công nghệ số cộng đồng tại 9 ấp, với 46 thành viên. Sau khi được thành lập, hàng tuần, các tổ công nghệ số cộng đồng ở các ấp chọn 1 ngày để hướng dẫn người dân cài đặt các phần mềm công nghệ số, tổ chức tại nhà văn hoá ấp hoặc đến tận nhà để hướng dẫn cho bà con.

Ðến nay, các tổ công nghệ số cộng đồng ở xã Khánh Lộc đã triển khai các nền tảng số cho 610 hộ, chiếm gần 30% tổng số hộ dân trong toàn xã. Các phần mềm được cài đặt và ứng dụng như: App CaMau-G, dịch vụ công trực tuyến, sàn thương mại điện tử, phản ánh hiện trường… Mặc dù chưa được ứng dụng rộng rãi, nhưng bước đầu đã tạo được ý thức cho người dân trong việc sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng ấp Rạch Ruộng A, xã Khánh Lộc, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ số.

Chị Bùi Thanh Ngoan, ấp Rạch Ruộng, cho biết: "Lúc đầu cũng thấy hơi lọng cọng, nhưng nhờ các cán bộ hướng dẫn nhiệt tình nên bản thân cũng nắm và hiểu được một số nội dung cơ bản, từ từ mình sẽ tìm hiểu, học hỏi thêm. Tôi thấy việc ứng dụng các phần mềm công nghệ số này rất tiện ích, ví dụ như muốn chuyển tiền hoặc thực hiện những công việc có liên quan đến công nghệ số sẽ nhanh hơn".

Bà Lâm Thu Duyên, ấp Rạch Ruộng A, bộc bạch: "Sau khi cài đặt các phần mềm công nghệ số, tôi thấy rất thuận tiện. Chẳng hạn như khi muốn tra cứu phần mềm bảo hiểm xã hội của mình như thế nào thì cứ vô đó xem, từ đó nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu sót những gì thì bổ sung thêm cho kịp thời. Còn nếu mình muốn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì mở phần mềm lên để quét mã sẽ biết ngay thuốc giả hay thuốc thật. Ðối với việc trả tiền điện, tiền nước, trước đây nhân viên đến nhà thu, đôi khi mình không có ở nhà nên cũng gặp khó, bây giờ chỉ cần sử dụng phần mềm chuyển tiền điện, tiền nước cho công ty là được rồi".

Ngoài việc phát huy vai trò của các tổ công nghệ số cộng đồng ở ấp, Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã cũng phối hợp với các đơn vị như VNPT, Viettel, Bưu điện huyện tổ chức từng cụm để tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các phần mềm công nghệ số; chỉ đạo cho các điểm trường tập huấn, hướng dẫn giáo viên tham gia thực hiện việc chuyển đổi số.

Mặc dù công tác chuyển đổi số ở xã Khánh Lộc bước đầu đã được một số người dân quan tâm, hưởng ứng, nhưng đã qua việc triển khai công tác này cũng còn một số vướng mắc. Ông Ðinh Tấn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số, chia sẻ: "Qua triển khai thực hiện việc chuyển đổi số trên địa bàn xã, Ban chỉ đạo xã thấy còn một số vấn đề khó khăn như còn nhiều người dân chưa sử dụng điện thoại thông minh hoặc sử dụng chưa thành thạo, một số người lớn tuổi thao tác gặp khó khăn. Ðặc biệt là việc người dân sử dụng sim điện thoại không chính chủ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cài đặt các phần mềm. Một vấn đề nữa là hiện nay kinh phí hỗ trợ cho các tổ công nghệ số cộng đồng chưa có, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc đi lại của các thành viên trong tổ".

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã Khánh Lộc đã có kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện công tác này trong thời gian tới. Phấn đấu đến tháng 6/2023 có 60% hộ dân trên địa bàn xã cài đặt ít nhất 6 ứng dụng trên App CaMau-G.

"Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã Khánh Lộc sẽ kết hợp chặt chẽ với các nhà mạng viễn thông như: VNPT, Viettel... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký, sử dụng sim điện thoại chưa được đăng ký chính chủ", ông Ðinh Tấn Lạc thông tin.

Thời gian tới, xã Khánh Lộc tiếp tục ra quân tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các phần mềm công nghệ số. Ðặc biệt là phát huy hơn nữa vai trò của các tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn xã nhằm thực hiện công tác chuyển đổi số đạt kết quả ngày một tốt hơn./.

 

Anh Quốc

 

Ðảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” dữ liệu nhân sự

Tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có 28.350 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của 829 cơ quan, đơn vị trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh đã được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về CBCCVC, đạt 100% (bao gồm hồ sơ nghỉ việc, nghỉ hưu; hồ sơ trùng lắp giữa số chứng minh Nhân dân và số căn cước công dân).

Gỡ khó cho chứng thực bản sao điện tử

Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đối với giấy tờ, văn bản (chứng thực bản sao điện tử) là dịch vụ công cung cấp mức độ dịch vụ trực tuyến một phần và được thực hiện thông qua bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.

Tiện ích thủ tục 4 tại chỗ của ngành giáo dục

Với 54/54 thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện cơ chế một cửa và 30/30 TTHC thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tất cả các hồ sơ của ngành giáo dục Cà Mau đều được trả kết quả trước hạn, không có hồ sơ trễ hạn. Ðặc biệt, đầu năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) Cà Mau đã triển khai thực hiện TTHC theo mô hình 4 tại chỗ đối với các TTHC về cấp phát văn bằng chứng chỉ, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ chuyển trường... tạo sự hài lòng cho phụ huynh, học sinh.

Cắt giảm tối đa thủ tục lĩnh vực xây dựng

Đóng vai trò quan trọng trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị, thời gian qua, Sở Xây dựng luôn chú trọng, tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, góp phần đem lại hiệu quả đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bước đi mới trong giải quyết thủ tục hành chính

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cấp cơ sở, Văn phòng UBND tỉnh vừa triển khai Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 30/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về rà soát, đánh giá và đề xuất phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh. Ðây được xem là bước đi mới, quan trọng góp phần cải cách mạnh mẽ quy trình TTHC trên địa bàn, tạo thuận lợi, hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Ðiểm sáng cải cách hành chính

Thời gian qua, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tập trung nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chuyển đổi số trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC). Nhờ đó xã đạt nhiều kết quả tích cực, trở thành điểm sáng trong thực hiện CCHC của huyện và là 1 trong 15 đơn vị trong toàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh tuyên dương.

Quyết tâm trả kết quả trước hẹn

(CMO) Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh có thư tuyên dương 15 đơn vị đóng góp nổi bật trong việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công trên môi trường điện tử, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) là 1 trong 15 đơn vị điển hình được tuyên dương.

Lợi ích từ liên thông dịch vụ công

(CMO) Bắt đầu từ ngày 10/7, hai nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Ðăng ký khai sinh - Ðăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Ðăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được cung cấp trực tuyến trên toàn quốc. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết TTHC, giúp cắt giảm giấy tờ, thời gian, chi phí của người dân.

Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ

(CMO) Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh tại Bộ phận Một cửa của TP Cà Mau luôn đứng đầu so các địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, kéo theo áp lực nhất định đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Ðơn vị luôn quyết liệt chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cũng như cải thiện điểm số trên lĩnh vực này.

Nâng chất dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân tốt hơn

(CMO) Đến nay, TP Cà Mau đã thực hiện 15/22 nhiệm vụ năm 2023, đạt trên 68,18% kế hoạch. Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai áp dụng chung tại UBND thành phố là 310 thủ tục, cấp xã là 165 thủ tục, được niêm yết công khai bằng mã QR tại nơi dễ nhìn, dễ tiếp cận kết hợp với công khai bằng bản giấy tại bàn ghi thông tin để người dân tra cứu; số điện thoại đường dây nóng được công khai đúng quy định...