ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 18:08:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện xoá nghèo ở xã điểm nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Là 1 trong 5 xã điểm được tỉnh chọn xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cuối năm 2018, ngoài các tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn thì tiêu chí hộ nghèo đang là thách thức đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân Tân Trung (huyện Đầm Dơi). Mục tiêu xoá 85 hộ nghèo và 70 hộ cận nghèo là hành trình không chỉ có nỗ lực của người dân, mà cần sự chung tay giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Trung Văn Thanh Việt cho biết, những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, huy động các nguồn lực của địa phương từng bước biến các mục tiêu thành hiện thực. Qua rà soát, Tân Trung đạt 14/19 tiêu chí NTM, đạt 73,68% kế hoạch. Hiện nay, xã đang tập trung xây dựng đạt các tiêu chí: cơ sở vật chất văn hoá, giao thông, điện, hộ nghèo và y tế.

Nông dân ấp Công Điền, xã Tân Trung mong vụ sản xuất thành công, có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Ông Văn Thanh Việt cho biết thêm: “Trong 5 tiêu chí đang tập trung thực hiện, 3 tiêu chí đầu cần nguồn vốn đầu tư để thực hiện. Tiêu chí hộ nghèo và y tế là khó khăn nhất mà địa phương đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành”.

Số hộ nghèo năm 2017 của Tân Trung là 164, chiếm 7,21%; 137 hộ cận nghèo, chiếm 6,02%. Mục tiêu giảm nghèo của Tân Trung đặt ra để có thể được công nhận đạt chuẩn NTM là giảm 85 hộ nghèo (3,73%), 70 hộ cận nghèo (3%). Để thực hiện đạt tiêu chí này, Tân Trung nhận được hỗ trợ 249 triệu đồng từ chương trình giảm nghèo bền vững, 300 triệu đồng từ chương trình khoa học, công nghệ và 180 triệu đồng do Ngân hàng Chính sách - Xã hội giải ngân. Theo đó, có 39 hộ nuôi gà an toàn sinh học, 19 hộ nuôi cua thương phẩm và 6 hộ mua bán nhỏ, cân tôm, cua.    

Không đất sản xuất, để có tiền nuôi 4 miệng ăn, một thời gian dài, ông Lê Trường Giang (ấp Công Điền, xã Tân Trung) phải đưa cả nhà đi Bình Dương làm thuê. Sau khi về quê cho các con có điều kiện đi học, ông thuê 3.000 m2 đất nuôi tôm, đặt lú ven sông và làm thuê cho bà con xung quanh. Quần quật đủ nghề nhưng chuyện thoát nghèo với gia đình ông Giang vẫn lắm gian nan. Ông Lê Trường Giang chia sẻ: "Được tham gia tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ 3.000 con cua giống, men vi sinh để nuôi cua, tôi mong vụ cua này đạt kết quả để gia đình có điều kiện tái sản xuất và có cơ hội thoát nghèo".  

Cùng chung tâm trạng, bà Trần Thị Tiến (ấp Công Điền, xã Tân Trung) mong vụ cua đạt kết quả để đời sống gia đình ổn định và thoát nghèo bền vững. Trưởng ấp Công Điền Lê Hoàng Mun cho hay, ấp còn 31 hộ nghèo và 12 hộ cận nghèo. Năm 2018, ấp Công Điền phải giảm 17 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo. Theo đó, có 5 hộ được hỗ trợ nuôi cua thương phẩm, 5 hộ nuôi gà an toàn sinh học và 3 hộ mua bán nhỏ. Tuy nhiên, đến nay mô hình nuôi gà an toàn sinh học vẫn chưa triển khai thực hiện vì trời mưa.

Ngoài hỗ trợ, giúp đỡ xoá nghèo 155 hộ nghèo, cận nghèo, gánh nặng đang đặt ra đối với địa phương là xoá nghèo 5 gia đình chính sách. Ông Văn Thanh Việt cho biết thêm, theo lộ trình được công nhận xã NTM vào năm 2020, mỗi năm Tân Trung chỉ giảm từ 1,5-2% hộ nghèo. Tuy nhiên, khi được chọn xã xây dựng đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018 thì địa phương phải giảm tỷ lệ hộ nghèo gần gấp đôi và gánh nặng cũng tăng cao.  

Khi đặt câu hỏi từ nay đến cuối năm liệu có thể thực hiện đạt mục tiêu xoá nghèo và liệu địa phương có chạy theo thành tích, ông Việt khẳng định: sẽ không chạy theo thành tích mà đi vào chất lượng. Nếu hộ nào không đủ chuẩn thoát nghèo thì không công nhận để tránh tình trạng tái nghèo sau khi công nhận xã NTM.    

Hành trình xoá nghèo ở xã có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao như Tân Trung không chỉ cần nỗ lực của đảng bộ, chính quyền mà còn sự quyết tâm của người dân nơi đây. Thiết nghĩ, đây cũng là bài học trong việc chọn lựa xã điểm xây dựng NTM trong những năm tiếp theo./.

Thanh Phương

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.