ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 09:28:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ duyên nghề báo

Báo Cà Mau (CMO) Tôi không phải là người giỏi văn, cũng không được học chuyên ngành báo chí, nhưng tôi có một tình yêu và đam mê mãnh liệt với nghề báo. Trước khi cộng tác với Báo Cà Mau tôi cũng có cộng tác cho một số tờ báo khác ở mục thơ và minh hoạ.

Nhưng thật tình mà nói, khi cộng tác với Báo Cà Mau ở mảng văn học - nghệ thuật tôi mới thật sự được sống với niềm đam mê của mình. Hiểu được sự vất vả, trách nhiệm của người làm báo như thế nào, nên tôi luôn cố gắng học hỏi để ngày càng hoàn thiện hơn.

Mới đó mà đã hơn mười năm kể từ ngày bài viết đầu tiên của tôi được đăng báo. Tôi còn nhớ như in đó là một tản văn về má, mà tôi lấy ra từ quyển nhật ký của mình sau lời nhận xét của một người bạn khi vô tình đọc được. Khi bài báo được đăng, suốt ngày hôm đó tôi không thể làm được bất cứ việc gì ngoài chuyện kè kè tờ báo trên tay, đọc đi đọc lại đến thuộc lòng mà vẫn không thấy chán, rồi gặp ai cũng khoe, không biết ngại, như thể con nít được mặc áo mới vậy.

Đam mê... trái nghề

Tôi học chuyên ngành mỹ thuật, một ngành chẳng dính dáng gì đến nghề báo, nhưng lại cực kỳ yêu thích văn chương và may mắn là có rất nhiều bạn bè làm báo. Chơi với nhau lâu ngày nên mê luôn nghề báo lúc nào cũng không hay. Mãi cho đến khi có ông bạn nhà báo tới nhà chơi, cuốn nhật ký viết dở dang còn để trên bàn, trong lúc tôi đi pha trà, bạn lật ra đọc rồi cười: “Viết nhật ký gì mà y chang như viết báo vậy ông bạn, mấy cái này chỉ cần lấy ra sửa sơ sơ là đăng báo được”. Được bạn khuyến khích và chỉ cách viết lại cho hợp với báo chí, đêm đó tôi thức viết một bài tản văn về má, sáng sớm đem qua báo gởi liền. Không ngờ vài ngày sau bài được đăng và nhận nhiều phản hồi tích cực từ những người bạn làm báo.

Gởi lần đầu mà được đăng nên hưng phấn lắm, từ đó, hễ lúc nào rảnh là tôi viết. Nhờ vậy mà tuần nào cũng có một tản văn hoặc truyện ngắn gởi cho báo. Mấy người bạn còn khuyên tôi chuyển qua làm báo luôn để có điều kiện phát triển. Người không khoái thì nói, vẽ không lo vẽ, lo làm chuyện tầm xàm. Đứng giữa hai luồng dư luận khác nhau, không biết nghe theo bên nào cho phải, nên một thời gian dài tôi viết rồi để đó chớ không dám gởi báo nữa...

Một hôm có đoàn ca nhạc về chỗ tôi hát. Tôi đem giấy mời xem ca nhạc qua tặng cho Nhà báo Nguyễn Chiến (hiện là Tổng biên tập Báo Cà Mau). Anh ngạc nhiên hỏi: “Ông cũng quen với cánh nầy nữa hả, đâu thử tiếp cận coi”.

Cái từ "thử tiếp cận" của Nhà báo Nguyễn Chiến làm tôi lo lắng. Bởi, hồi nào giờ tôi chỉ sáng tác văn học thôi chớ có phỏng vấn ai đâu mà biết cách tiếp cận. Cũng may là trước đó tôi thường đi chơi với Nhà báo Châu Anh Dũng (hiện là Trưởng Phòng Báo Điện tử Báo Cà Mau), Nhà báo Duy Nhân (Báo Người Lao Động) và Nhà báo Tiến Trình (Báo Tuổi Trẻ) nên đôi lần chứng kiến cách phỏng vấn.

Ngặt nỗi không có máy ghi âm, máy ảnh rồi làm sao mà phỏng vấn, chụp hình. Vậy là nhờ Hoạ sĩ Ngô Hoàng Vũ (Báo Cà Mau) mượn cho cái máy ghi âm rồi nhờ chụp hình luôn. Đêm đó có nghệ sĩ hài Kiều Oanh, Lê Huỳnh về. Sau giờ diễn, tôi làm liều xin phỏng vấn, ai dè được Kiều Oanh vui vẻ đồng ý, và cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, chỉ chờ sáng mai viết bài là xong.

Sáng hôm sau, Hoàng Vũ cho hay hôm qua máy ghi âm quên bấm nút thu nên không ghi được. Vậy là coi như bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển. Thời may hôm qua có một ông bạn đi cùng vì ái mộ Kiều Oanh nên ghi âm lại toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng máy điện thoại. Vậy là tôi “tịch thu” luôn cái máy điện thoại và ngồi viết một lèo đến trưa thì xong. Nguyên tuần đó Hoàng Vũ trốn biệt tăm, cho đến khi bài được đăng và được nhiều người khen, Vũ mới dám qua gặp tôi xin lỗi...

Nỗi niềm cộng tác viên

Thật tình mà nói, cho tới thời điểm này tôi cũng không hiểu vì sao mình gắn bó với báo lâu dài như thế. Bởi lúc đầu tôi nghĩ viết là để thoả niềm đam mê của mình thôi, chớ không nghĩ viết là để nổi tiếng hay có tiền trang trải cuộc sống. Nhưng càng viết tôi càng mê và hiểu ra rằng nghề báo không hề đơn giản. Những người làm báo muốn có bài hay thì phải có cái tâm thật tốt và hy sinh rất nhiều chuyện riêng tư.

Đó là cái khó của những người làm báo chuyên nghiệp. Còn những cộng tác viên như tôi thì khó khăn càng nhiều hơn. Bởi ngoài những khó khăn đó, tôi không làm chính quy ở báo nên không có thẻ nhà báo, muốn phỏng vấn ai phải xin giấy giới thiệu, hoặc phải làm thế nào mà người ta có thiện cảm và tin mình thì họ mới nhận trả lời phỏng vấn. Thứ nữa là tôi học chuyên ngành khác nên phải tự mài mò, học hỏi kinh nghiệm từ những nhà báo, hoặc sau khi bài được đăng phải coi lại bản gốc mình gởi để biết biên tập đã sửa cho mình chỗ nào để lần sau rút kinh nghiệm.

Thời gian không có nhiều, thường phải đi làm ngoài giờ hoặc những ngày nghỉ, nhưng được cái là không bị áp lực bài vở như những phóng viên chuyên nghiệp nên tôi vẫn có thể làm được nghề mình yêu thích.

Hơn mười năm là cộng tác viên của báo, tôi học hỏi rất nhiều điều, từ cuộc sống cho tới nghề nghiệp. Tôi nhận thấy Báo Cà Mau là một tờ báo chuyên nghiệp. Bài vở luôn mang tính nhân văn và là nơi chắp cánh cho những người yêu nghề. Tôi rất hạnh phúc mỗi khi có ai đó nói tôi là cộng tác viên Báo Cà Mau

Hoạ sĩ Khởi Huỳnh

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.