ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:46:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cố gắng đẩy nhanh lộ trình giảm và miễn học phí

Báo Cà Mau (CMO) Sáng ngày 12/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết năm học 2021-2022, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân.

Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, sáng tạo và kịp thời để hoàn thành mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng GD&ĐT.

Năm qua, 63/63 tỉnh, thành phố cả nước duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Toàn ngành đã tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân chia sẻ, trong tình hình dịch bệnh, Cà Mau có nhiều cách làm mới, linh hoạt, sáng tạo: hỗ trợ máy tính cho 18.000 học sinh khó khăn về phương tiện học tập trực tuyến; tổ chức cho thầy cô giáo, tình nguyện viên, thanh niên tình nguyện đến tận nhà học sinh vùng sâu, vùng xa hướng dẫn các em học nhóm, học tại nhà. UBND tỉnh đã ban hành 3 đề án lớn đối với ngành giáo dục nhằm sắp xếp trường lớp, chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng thời chia sẻ, Cà Mau hiện thiếu phòng học, thiếu kinh phí để kiên cố hóa trường lớp, đầu tư để trường dạy được 2 buổi/ngày; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một thách thức lớn do trường xuống cấp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiếu kinh phí; việc chuyển đổi vị trí công tác, điều chuyển giáo viên giữa các địa phương gặp khó.

Tỉnh kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm có điều chỉnh, thay đổi Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông dân tộc nội trú, bởi đối tượng hưởng chính sách giảm sâu do những địa phương này đã được công nhận xã NTM, các em học sinh không còn được thụ hưởng chính sách dù thực tế vẫn còn gặp khó khăn; Trung ương sớm có chỉ đạo lộ trình học phí và học phí năm học 2022-2023.

Còn gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục Cà Mau (ảnh minh hoạ).

Với chủ đề “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”, năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT chú trọng triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GD&ĐT;… đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong thời kỳ mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực của ngành giáo dục năm học qua, đồng thời chia sẻ với những khó khăn, áp lực của ngành. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhắc nhở, cần nhìn thẳng vào những bất cập, yếu kém do chủ quan của chính mình để làm tốt hơn. Thực hiện làm sao cho thực chất việc dạy và học để phát triển toàn diện cả về đức-trí-thể-mĩ. Thật sự quyết liệt đổi mới quản lý nhà nước. Tinh thần phải đảm bảo văn hóa, dân chủ trong trường học.

Phải rà soát lại, chủ động đề xuất các cơ chế về học phí, để có thể lo được lương cho giáo viên, cân bằng biên chế vùng nông thôn, đảm bảo học sinh học 2 buổi/ngày thuận lợi và không để lớp học có sỉ số 60 học sinh /lớp. Ứng dụng công nghệ để nắm thật chặt về nguồn lực của ngành về giáo viên và cơ sở vật chất, gắn với thông tin dân số từng địa bàn để chủ động đủ lớp, đủ trường, đủ giáo viên.

Việc dạy và học phải thực chất để phát triển toàn diện học sinh cả về đức-trí-thể-mĩ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để nghiên cứu, đề xuất phương án thật cụ thể tổ chức dạy và học cho học sinh đồng bào dân tộc ít người, nhằm nâng cao chất lượng học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Khẩn trương đôn đốc trình Chính phủ các văn bản cần thiết về chủ trương sử dụng ngân sách để mua sách giao khoa cho các cháu mượn học, đảm bảo kịp năm học mới.

Nghiêm túc rà soát lại tất cả vấn đề liên quan đến trường đạt chuẩn quốc gia, sao cho thực chất; tuyệt đối tránh tình trạng trường đạt chuẩn nhưng nhếch nhác, và ngược lại. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đề xuất bổ sung các quy định về huy động các nguồn đóng góp tự nguyện cho các trường học. Rà soát thực chất các quy định về việc học thêm, dạy thêm, kiểm tra, cho điểm, sách tham khảo…

Đẩy mạnh chuyển đổi số, học liệu điện tử, học trực tuyến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới căn bản từ việc yêu cầu hướng dẫn, sản xuất, phân phối thiết bị đồ dùng dạy và học.

Về vấn đề học phí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Tinh thần Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, tới đây sẽ theo hướng học phí phổ thông, phần gia đình phải đóng sẽ không tăng; cố gắng đẩy nhanh lộ trình giảm và miễn. Nhưng bù lại, ngân sách phải đảm bảo tính đúng, tính đủ theo giá dịch vụ để đảm bảo chất lượng giáo dục được cải thiện”./.

 

Phi Long

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.