ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:26:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Cộng hoà Liên bang Đức

Báo Cà Mau Sáng nay (9/6) Tập đoàn ICOGroup Chi nhánh Cà Mau tổ chức Hội thảo "Cơ hội học tập - làm việc - định cư tại CHLB Đức".

Hội thảo thu hút khoảng 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở ngành, đơn vị liên quan, chuyên gia tại CHLB Đức, thầy cô giáo và nhiều phụ huynh, học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Hoàng Long, Phó tổng giám đốc Tập đoàn ICOGroup phụ trách thị trường châu Âu, giới thiệu chi tiết về những thông tin liên quan chương trình du học, học nghề tại Đức.

Tại hội thảo, ông Trần Hoàng Long, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn ICOGroup phụ trách thị trường châu Âu, giới thiệu chi tiết về những thông tin liên quan chương trình du học, học nghề tại Đức, những con đường đến CHLB Đức. Đồng thời, cung cấp những thông tin hữu ích, giá trị giúp phụ huynh, học sinh hiểu rõ, có thêm cơ hội định hướng và lựa chọn trên bước đường “lập thân, lập nghiệp”.

Có 2 chương trình để học sinh đến Đức đó là: chương trình du học nghề CHLB Đức và chương trình lao động có tay nghề CHLB Đức. Ngoài yêu cầu về điều kiện để đến với nước Đức về sức khoẻ, trình độ, các ngành nghề mà học sinh tại Cà Mau có thể tham gia như: điều dưỡng, cơ khí, nhà hàng, khách sạn, xây dựng… Theo đó, du học sinh được miễn 100% học phí trong suốt quá trình học tập; nhận trợ cấp từ 23-38 triệu đồng/tháng và cơ hội làm thêm từ 250.000-400.000 đồng/giờ.

Tại hội thảo, nhiều bậc phụ huynh đặt câu hỏi, chia sẻ lo lắng về con đường sang Đức học tập và làm việc của con em mình; những chính sách vay vốn, điều kiện để học sinh được du học, làm việc tại CHLB Đức… Theo đó, đại diện lãnh đạo tập đoàn, chuyên gia cao cấp tại CHLB Đức và Trung tâm giới thiệu việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chia sẻ nhiều chính sách, chi phí để động viên, hỗ trợ các em học tập, làm việc tại nước Đức.

Ông Nguyễn Minh Sơn, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi đặt câu hỏi về những chương trình hỗ trợ du học sinh khi đến nước Đức.

Ông Lippmann chuyên gia tại CHLB Đức giải đáp một số thắc mắc của phụ huynh cũng như những hỗ trợ của chính phủ Đức cho học sinh quốc tế khi đặt chân đến đất nước này học tập và làm việc.

Bà Mai Kiều Oanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục quốc tế Capeco, Giám đốc Tập đoàn ICOGroup, Chi nhánh Cà Mau nhấn mạnh: “Trong thời gian tới Capeco sẽ tạo mọi cơ hội để học sinh sinh viên Cà Mau - Bạc Liêu - Kiên Giang được gặp gỡ và giao lưu trực tiếp với các trường nước ngoài, các chuyên gia đến từ các quốc gia để có những trải nghiệm tốt hơn trong hành trình xây dựng kế hoạch tương lai sau tốt nghiệp”.

Đại diện lãnh đạo tập đoàn trao nhiều phần quà cho các học sinh tham gia tại hội thảo.

Hồng Nhung

 

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Buổi học nghề thú vị

Ðể học sinh khám phá bản thân, nhất là những ngày hè có thể tận dụng thời gian để tạo ra những sản phẩm thủ công bằng len dễ thương dùng làm quà tặng, trang trí, Em Handmade phối hợp với Trường THCS Ngô Quyền (Phường 1, TP Cà Mau) tổ chức buổi workshop (hướng dẫn kỹ năng, dạy nghề) móc, thêu thủ công, được các em hào hứng đón nhận, tạo ra sân chơi ý nghĩa và phù hợp với môi trường học đường.

Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.