ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 02:12:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bạc Liêu, lần thứ 9: Nhiều giải pháp 4.0 “lên ngôi”

Báo Cà Mau

Ban tổ chức (BTC) Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (STTTNNĐ) tỉnh Bạc Liêu, lần thứ 9 (năm 2022 - 2023) vừa tiến hành tổng kết và trao giải cuộc thi cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Ghi nhận từ cuộc thi cho thấy, phần lớn những sáng tạo kỹ thuật mang “hơi thở” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều được đánh giá rất cao vì mang tính thực tiễn, áp dụng hiệu quả vào cuộc sống.

Ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải Đặc biệt cho giải pháp “Thiết bị thí nghiệm rơi tự do đo gia tốc rơi tự do” của nhóm tác giả Võ Khôi Nguyên và Nguyễn Ngọc Tuyền (Trường THPT Giá Rai, TX. Giá Rai).

Cuộc thi nhận được nhiều sự quan tâm

Cuộc thi được phát động từ ngày 31/8/2022 gắn liền với lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi STTTNNĐ lần thứ 8, năm 2021 - 2022. Đây cũng là thời điểm BTC tiến hành xét chọn, gửi các giải pháp có tính cạnh tranh cao tham gia Cuộc thi STTTNNĐ toàn quốc. Thời gian tổ chức, phát động đến nay kéo dài 10 tháng, từ ngày 30/8/2022 - 29/6/2023.

Cuộc thi STTTNNĐ của tỉnh hiện nay được tổ chức thành 2 cấp (cấp huyện và cấp tỉnh). Theo đó, 7 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều tổ chức cuộc thi. Năm 2023, cuộc thi cấp huyện có 539 giải pháp tham gia, sau khi tuyển chọn, BTC cuộc thi cấp huyện đã gửi những giải pháp có tính cạnh tranh để tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

Cuộc thi cấp tỉnh năm nay đã nhận được 128 giải pháp của 179 tác giả/nhóm tác giả, thuộc 5 lĩnh vực. So với các cuộc thi cấp tỉnh được tổ chức trước đó thì số lượng và chất lượng của các giải pháp tham gia trong năm 2023 đều tăng. Cụ thể: lần 1 có 17 giải pháp tham gia, lần 2 có 47 giải pháp, lần 3 có 66 giải pháp, lần 4 có 103 giải pháp và lần 5 có 106 giải pháp…

Trong đó, lĩnh vực đồ dùng dành cho học tập có 21 giải pháp, chiếm 16,4%; lĩnh vực phần mềm tin học có 16 giải pháp tham gia, chiếm 12,5%; lĩnh vực sản phẩm thân thiện với môi trường có 30 giải pháp, chiếm 23,4%; lĩnh vực các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em có 18 giải pháp, chiếm 14,1%; lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế có 43 giải pháp, chiếm 33,6%.

Đại biểu tham quan các mô hình, giải pháp tham gia cuộc thi. Ảnh: H.T

Qua số liệu tham gia của 5 lĩnh vực, BTC đánh giá các lĩnh vực tham gia chưa đồng đều. Cụ thể, ở cuộc thi năm nay các lĩnh vực về bảo vệ, thân thiện với môi trường có giải pháp tham gia nhiều nhất, cho thấy các em học sinh đang nhận thức đúng hướng, hiểu rõ vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước.

Còn giải pháp thuộc lĩnh vực phần mềm tin học thì khá ít, chỉ chiếm 12,5% trong tổng số giải pháp tham gia. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã tăng so với cuộc thi lần trước đến hơn 50%. Điều này cũng minh chứng sự quan tâm của thế hệ trẻ Bạc Liêu về lĩnh vực phần mềm tin học trong thời kỳ số hóa. Bên cạnh đó, lĩnh vực đồ dùng học tập (chiếm 16,4%) tuy giảm hơn so với cuộc thi lần trước nhưng đây là lĩnh vực mà tỉnh còn thiếu, thực tế đòi hỏi các thầy cô giáo và các em học sinh phải tự mày mò sáng tạo ra đồ dùng dạy học, học tập cho chính mình.

Ông Lâm Thành Đắc - Chủ tịch Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi STTTNNĐ tỉnh Bạc Liêu, lần thứ 9, cho biết: Số giải pháp tham gia cuộc thi đã tăng lên đáng kể theo từng năm tổ chức. Điều này chứng minh sức lan tỏa của cuộc thi của tỉnh ngày càng rộng rãi, hơn nữa việc tuyển chọn giải pháp của BTC cuộc thi cấp huyện hiện nay đang quan tâm đến vấn đề chất lượng hơn là số lượng giải pháp gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh. Trước đây, lứa tuổi tác giả tham gia cuộc thi chủ yếu là học sinh tiểu học, học sinh THCS thì năm nay có khá nhiều học sinh THPT tham gia (35 hồ sơ, chiếm 6,5%). Điều này cũng chứng tỏ cuộc thi đã nhận được nhiều sự quan tâm của giáo viên và học sinh các cấp.

Các giải pháp đoạt giải cao tại cuộc thi. Ảnh: C.K

Nhiều giải pháp bám sát thực tiễn của tỉnh

Qua 2 vòng chấm thi, BTC đã chọn ra 50 giải pháp vào vòng chung khảo. Kết quả có 35 giải pháp được trao giải với 1 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 20 giải Khuyến khích. Cụ thể, giải Đặc biệt được trao cho giải pháp “Thiết bị thí nghiệm rơi tự do đo gia tốc rơi tự do” của nhóm tác giả Võ Khôi Nguyên và Nguyễn Ngọc Tuyền (Trường THPT Giá Rai, TX. Giá Rai); 2 giải Nhất được trao cho các giải pháp “Thiết bị chiết xuất tinh dầu từ thực vật” của nhóm tác giả Quách Thành Nghiệp, Nguyễn Thị Thúy An, Lâm Bá Lộc (Trường THCS Nguyễn Minh Nhựt, huyện Vĩnh Lợi) và “Phần mềm dịch thuật đa ngôn ngữ, đọc tiếng Anh” của nhóm tác giả Diệp Thiện Thông, Tạ Dương An (Trường THCS Hòa Bình, huyện Hòa Bình).

Theo đánh giá của BTC, nhiều giải pháp, sản phẩm dự thi đã thể hiện sự đầu tư công phu về thời gian, trí tuệ, vận dụng kiến thức đã học, nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, có sự đầu tư về kinh phí… Trong đó có nhiều sản phẩm bám sát với thực tiễn của tỉnh như có nhiều mô hình quảng bá hình ảnh du lịch, kinh tế biển Bạc Liêu. Bên cạnh đó cũng có không ít giải pháp mang “hơi thở” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều sản phẩm sáng tạo biết gắn kết giữa học tập và đời sống, vui chơi - giải trí…. Đặc biệt, nhiều hồ sơ đã trình bày bản thuyết minh cụ thể hơn, nói rõ nguồn gốc hình thành ý tưởng, thuyết minh rõ hơn về tính mới, tính sáng tạo, mô tả rõ ràng hơn về vật liệu làm ra sản phẩm kể cả nêu rõ về hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng, giảm giá thành, thuyết minh được nguyên lý hoạt động, quy trình lắp ráp vận hành; đánh giá được hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường cũng như khả năng áp dụng sản phẩm…

BTC cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về cuộc thi dưới nhiều hình thức như: thông qua báo, đài, thông tin cổ động, trực tiếp vận động tại cơ sở, trường học, địa phương… để ngày càng có nhiều người tham gia hơn. Cùng với đó là sẽ đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, thu hút kêu gọi nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân ủng hộ, tài trợ cho cuộc thi nhằm tạo thêm động lực cho các tác giả, nhóm tác giả tham gia.

Châu Khánh

Hạn cuối đăng ký tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 19 là ngày 31/7/2023

Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 19, năm 2023 nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế tương lai.

Đối tượng dự thi là các thanh thiếu niên, nhi đồng cả nước từ 6 - 18 tuổi đều có quyền dự thi (các em có ngày sinh từ  31/7/2005 - 31/7/2017). Khuyến khích các em nhỏ tuổi, các em ở miền núi, biên giới, hải đảo, dân tộc ít người tham gia.

Lĩnh vực dự thi gồm: Đồ dùng dành cho học tập; Phần mềm tin học; Sản phẩm thân thiện với môi trường; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Mô hình, sản phẩm dự thi có thể gửi video clip bằng usb, đường link…

Thời hạn cuối cùng đăng ký và nhận hồ sơ, đề tài dự thi là ngày 31/7/2023 tính theo dấu bưu điện.

Địa điểm nhận hồ sơ: Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), địa chỉ: Số 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại: 04.38226419; Email: info@vifotec.vn; Website: www.vifotec.vn.

P.B.T (tổng hợp)

 

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.