ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 17:00:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Báo Cà Mau Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Theo đó, thời gian qua, nhiều mô hình chuyển đổi nghề, cũng như việc tận dụng đất bờ bao, vuông tôm để trồng trọt, đã tạo sinh kế cho nhiều phụ nữ.

Bà Thiều Thị Thuỷ, ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi, tận dụng diện tích đất khoảng 2 công để trồng đu đủ, bí, dưa gang suốt 7 năm qua. Nhờ siêng chăm sóc, bón phân nên bà Thuỷ trồng trọt hiệu quả trên đất mặn. "Tôi trồng và bán tại chỗ, không cần đi xa. Ngoài ra, tôi còn bỏ mối cho các nhà hàng, điểm du lịch. Một tháng tôi kiếm được khoảng 20 triệu đồng, đủ trang trải sinh hoạt gia đình, thuốc men cho chồng tôi bị bệnh hiểm nghèo và trả lãi cho ngân hàng”, bà Thuỷ cho biết.

Bà Trần Thị Minh, ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi chăm sóc vườn rau sạch để bỏ mối cho các điểm du lịch, homestay.

Bà Trần Thị Minh, ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi chăm sóc vườn rau sạch để bỏ mối cho các điểm du lịch, homestay.

Mùa nào thức nấy, vừa học vừa làm để khắc phục cái khó, chị em phụ nữ có được thu nhập ổn định, đôi khi cung không đủ cầu ngay tại chính địa phương. Bà Trần Thị Minh, ấp Rạch Thọ, cho biết: “Tôi trồng rau được 5 năm. Vất vả đó, nhưng có thu nhập hằng tháng từ 5-7 triệu đồng, có sở phí trong nhà. Ðầu ra là các nhà hàng lân cận, sạp ở chợ, xe đẩy bán lẻ... nói chung rất ổn, đôi khi không kịp sản phẩm cung cấp”.

Bên cạnh mô hình trồng rau màu, cây trái, phụ nữ xã Ðất Mũi còn học thêm nghề đan đát để có thêm đồng ra đồng vô, chủ động được kinh tế. Nghề này dễ học, khoảng 3 tháng là giỏi nghề. Thu nhập hằng tháng khoảng 4-5 triệu đồng. Các sản phẩm đan đát được chị em bán mọi nơi, từ trưng bày đến bán Online, cả bỏ sỉ lẫn lẻ.

Chị em xã Ðất Mũi tích cực học nghề đan lát.

Chị em xã Ðất Mũi tích cực học nghề đan lát.

Chị Lê Thị Ngân Tiên, ấp Mũi, chia sẻ: “Nghề đan đát giúp tôi trang trải được cuộc sống hằng ngày, ổn định cho gia đình. Nếu làm nhanh sẽ được 2 cái, chậm cũng 1 cái. Ðầu ra là bán cho xưởng, bán thêm trên mạng. Nghề này có thể làm lâu dài để phục vụ du lịch. Chị em chúng tôi thường xuyên cập nhật mẫu mã phong phú và thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu của khách”.

Chị Nguyễn Kim Bàng, ấp Rạch Tàu, cho biết: “Chị em ở đây lúc trước sống theo nghề đáy. Theo chỉ thị của Huyện uỷ thì cấm khai thác thuỷ hải sản bất hợp pháp, nên nghề đan đát sẽ giúp chị em có thêm thu nhập lúc nhàn rỗi. Ðịa phương đang phát triển du lịch nên những sản phẩm làm ra có thể gửi bán ở các điểm du lịch. Tôi có hướng thành lập tổ hợp tác để ký gửi sản phẩm đến các điểm du lịch, khu homestay...”.

Bên cạnh đó, Hội LHPN xã Ðất Mũi đã kết nối với Dự án WWF để hỗ trợ lưới và mở lớp đan lưới cho chị em phụ nữ. Các chị sẽ có thêm nghề để làm và có thêm thu nhập. Hội viên nghèo, cận nghèo đều được hỗ trợ.

Chị Nguyễn Thị Ánh, ấp Kênh Ðào Ðông, cho biết: “Chị em cố gắng để không đánh bắt gần bờ. Nghề đan lưới là đúng nguyện vọng, phù hợp với chị em ở đây. Tôi mong muốn nghề làm lưới mở rộng và có đầu ra để không đánh bắt bất hợp pháp”.

Ðan lưới là mô hình chuyển đổi nghề mang lại hiệu quả cho lao động nữ tại địa phương.

Ðan lưới là mô hình chuyển đổi nghề mang lại hiệu quả cho lao động nữ tại địa phương.

Chị Bùi Thị Trang, ấp Kênh Ðào Ðông, chia sẻ: “Từ trước đến nay tôi làm nghề lưới, bắt theo kích cỡ của cá. Hiện tại, chị em rất vất vả, thu nhập khó khăn. Chúng tôi không có nghề ổn định, ai thuê gì làm nấy, ở biển mà, cũng không có đồng vốn để mua bán. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ thêm vốn để chăn nuôi, làm thềm nghề để sống”.

Theo bà Nguyễn Thị Diễm Kiều, Chủ tịch Hội LHPN xã Ðất Mũi, phụ nữ địa phương gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nuôi tôm, nghề đáy... Từ khi Chỉ thị 12 ra đời, Hội LHPN xã phối hợp với Trung tâm Ðào tạo nghề của huyện mở các lớp đan lát, cũng như vận động chị em theo các mô hình trồng rau khép kín, trồng rau sạch và hỗ trợ nguồn vốn cho chị em trồng trọt, chăn nuôi. Nguồn sản phẩm được kết nối với các điểm du lịch, điểm chợ để bán.

"Ban đầu trồng màu cũng gặp khó khăn, do đất nơi đây nhiễm mặn, nhiều phèn. Các chị tận dụng bờ ao, bờ vuông, thùng xốp... để trồng. Nhà ai đất rộng thì cố gắng chăm sóc nhiều hơn. Hiện tại, cuộc sống của chị em nơi đây ổn định hơn, không cần phải đi làm ăn xa. Sắp tới, Hội LHPN xã sẽ tuyên truyền cho chị em nhân rộng mô hình và ổn định sinh kế. Nếu ai gặp khó khăn sẽ được kịp thời hỗ trợ”, bà Nguyễn Thị Diễm Kiều chia sẻ./.

 

Lam Khánh - Huỳnh Tứ

 

"Nước rút" gỡ thẻ vàng

Với số lượng tàu cá đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau đang cùng các địa phương ven biển cả nước bước vào giai đoạn “nước rút” triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp gỡ thẻ vàng của EC.

Ðồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) và sức ép sinh kế đối với ngư dân ven biển, tỉnh Cà Mau đang tích cực triển khai mô hình đồng quản lý dựa vào cộng đồng, trọng tâm là giao quyền và trách nhiệm quản lý tài nguyên biển cho chính người dân. Mô hình bước đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặt nền tảng cho chiến lược phát triển nghề cá bền vững và phục hồi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Nỗ lực và trách nhiệm chống khai thác IUU

Quyết tâm thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết, tỉnh đang thực hiện cao điểm, trong đó huy động cán bộ chuyên môn, cán bộ các ngành, đoàn thể cấp xã, cấp huyện và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh điều tra, xác minh, lập hồ sơ số hoá tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU (tàu sang bán chưa sang tên, tàu nằm bờ, tàu cá hết hạn giấy phép khai thác, hết hạn đăng kiểm, mất kết nối VMS...); thực hiện các biện pháp theo dõi, quản lý đối với từng đối tượng cụ thể để ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị các doanh nghiệp không thu trước cước thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Trước những bất cập trong quá trình triển khai thu cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 3/6, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị liên quan tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc tế để thống nhất phương án thu cước dịch vụ giám sát hành trình tàu cá. Đồng thời, vận động Công ty Cổ phần Thiết bị điện điện tử Bách Khoa và Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa LTrần không thu trước cước phí thuê bao nhằm thực hiện thống nhất Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Chuyện gì khó, có dân lo

Huyện Ðầm Dơi có nhiều cách làm hay và sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân trong bảo vệ NLTS ngày càng được nâng cao.

Bảo vệ nguồn lợi cá đồng - Huy động tối đa sự vào cuộc của người dân

Triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp góp phần bảo vệ và khôi phục nguồn lợi cá đồng, tuy nhiên, gần đây vẫn còn nhiều đối tượng lén lút dùng xung điện khai thác. Huyện U Minh chỉ đạo các địa phương tiếp tục tuyên truyền, tích cực ra quân tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chống khai thác IUU

Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp rà soát việc triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh vào chiều 29/4.

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt là cam kết của các địa phương tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17). Thời gian qua, trong thực hiện chỉ thị này, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp sáng tạo để bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao ý thức người dân.

Quan tâm đến sinh kế cho người dân mới là cái gốc lâu dài

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức chiều 28/3.

Tuyên truyền chống khai thác IUU nơi đảo tiền tiêu

Cùng với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, các đồn biên phòng đứng chân trên tuyến đảo tiền tiêu của tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm từng bước gỡ "thẻ vàng" của EC.