ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:39:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Hằng năm, công tác rà soát, công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo được UBND xã chỉ đạo thực hiện đảm bảo công khai, kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, năm 2023, địa phương đã hỗ trợ chuyển đổi nghề thay cho đất sản xuất đối với 12 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại ấp Khánh Tư, với số tiền 120 triệu đồng, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2020-2030), giai đoạn 1, được phân bổ.

Là 1 trong 12 hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng chuyển đổi ngành nghề, chị Nguyễn Thị Phi, ấp Khánh Tư, rất vui mừng khi nhận được vốn. Gia đình chị Phi chỉ có chị và đứa con gái sinh sống cùng nhau. Trước đây, cuộc sống khó khăn, do hoàn cảnh mẹ đơn thân nên gánh nặng kinh tế đều do chị Phi gánh vác, dù chị làm đủ nghề để mưu sinh nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Nhờ người cậu hiểu được hoàn cảnh 2 mẹ con nên cho mượn phần đất để cất căn nhà.

Chị Phi vui mừng nhận được nguồn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề. (Trong ảnh: Chị Phi (bên phải) hướng dẫn cháu gói bánh).

Chị Phi chia sẻ: “Tôi có bệnh hen suyễn nên thường xuyên mệt, vì vậy công việc làm mướn cũng bấp bênh thu nhập. Khi về đây, nhờ cậu cho mượn đất cất nhà nên mẹ tôi bày chuyện làm bánh để tôi có thu nhập đồng vô, đồng ra. Ban đầu, không vốn liếng nhiều để mua máy móc nên việc làm bánh cực lắm, vì phải làm thủ công hết, do vậy mỗi ngày bán cũng không được nhiều”.

Sau đó, chị được địa phương xem xét, hỗ trợ khoản vốn để đầu tư trang thiết bị. Với số tiền đó, chị Phi có điều kiện mua máy nạo dừa, mua dụng cụ làm bánh... để năng suất nhiều hơn, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

“Nhờ mua được dụng cụ làm bánh mà tiết kiệm thời gian, công sức, vì vậy mà mỗi ngày gia đình tôi gói bánh bán hơn 10 kg nếp. Giá bán bánh tuỳ theo loại, sau khi trừ chi phí mỗi ngày cũng lời từ 100-120 ngàn đồng. Có được vốn, tôi cố gắng làm ăn mong được thoát nghèo, ổn định cuộc sống”, chị Phi tâm sự.

Tuy vẫn còn thuộc diện hộ nghèo nhưng sự hỗ trợ kịp thời đã giúp gia đình chị Phi có điều kiện phát triển kinh tế.

Từ khi chồng bỏ đi, chị Ngô Thị Quy, ấp Khánh Tư, trở thành trụ cột lo toan mọi thứ trong gia đình. Chật vật với nguồn thu nhập, lại phải chăm sóc, nuôi nấng 2 đứa con nên hoàn cảnh của chị rơi vào diện hộ khó khăn.

“Tự nhiên gia đình êm ấm, tôi chới với khi mình trở thành mẹ đơn thân với 2 đứa con còn nhỏ dại. Gạt đi nỗi buồn khổ, tôi bình tĩnh lại và bắt đầu suy nghĩ tìm kiếm công việc để tiếp tục nuôi con khôn lớn. Hồi trước, vợ chồng tôi có nghề sửa xe nên tôi tiếp tục làm, nhưng phụ nữ làm nghề này cực quá, tôi bắt đầu chuyển sang buôn bán tạp hoá. Tuy đồng lời không bao nhiêu nhưng đủ trang trải cuộc sống 3 mẹ con”, chị Quy bày tỏ.

Nhận thấy hoàn cảnh gia đình chị Quy khó khăn, năm qua, UBND xã đã vận động Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau trao tặng 70 triệu đồng để chị cất căn nhà mới. Từ nguồn hỗ trợ, chị Quy xây được căn nhà khang trang hơn và UBND xã cũng xét duyệt, hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn vốn chuyển đổi ngành nghề thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.

Cuộc sống 3 mẹ con chị Quy dần ổn định nhờ được hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.

“Nguồn vốn hỗ trợ 10 triệu đồng hồi cuối năm 2023, tôi bắt đầu sửa chữa lại căn nhà nhỏ vốn là chỗ buôn bán, mua thêm đồ bán, rồi bán thêm thức ăn sáng cho học sinh. Tôi mừng lắm, các nguồn hỗ trợ này giúp cải thiện cuộc sống 3 mẹ con tôi rất nhiều. Giờ mỗi ngày buôn bán tôi lời được từ 100-200 ngàn đồng, đủ trang trải sinh hoạt, chi phí con cái học hành. Tôi ráng phấn đấu làm ăn và sẽ tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo để nhường phần hỗ trợ cho người khác”, chị Quy chia sẻ.

Ông Huỳnh Văn Ðược, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Toàn xã có 1.975 hộ. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2023, xã còn 48 hộ nghèo (giảm 27 hộ), chiếm 2,34%, đạt 108% chỉ tiêu huyện giao; còn 42 hộ cận nghèo (giảm 22 hộ), chiếm 2,13%, đạt 440% chỉ tiêu huyện giao. Công tác rà soát hộ nghèo, hộ khó khăn được chúng tôi rà soát cụ thể, chặt chẽ từng hoàn cảnh để xem xét có định hướng hỗ trợ phù hợp, như về nhà ở, con giống, vốn chuyển đổi ngành nghề... để họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững”./.

 

Hằng My - Phương Du

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.