ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 23:47:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cư dân ven biển gian nan chuyển đổi nghề

Báo Cà Mau Chi phí đầu vào tăng cao, nguồn lợi thuỷ sản giảm, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, khiến ngư dân thua lỗ, nhiều phương tiện thuộc diện “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác và khai thác không đúng quy định)... là những nguyên nhân khiến nhiều phương tiện phải nằm bờ, đời sống người dân gặp khó khăn, chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân ven biển ngày càng trở nên cấp bách hơn.

Bài 1: Nan giải tàu “3 không"

Không đăng ký, đăng kiểm, không giấy phép khai thác và khai thác không đúng quy định, là nhóm phương tiện mà mọi người đang gọi vui là tàu “3 không”. Với 3 không ấy, hiển nhiên các phương tiện khai thác này phải chấp nhận thêm một cái không nữa là: “không được ra biển”.

Theo chân người cán bộ phụ trách thuỷ sản của thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chúng tôi tìm đến làng chài nhỏ ven biển thuộc Khóm 7. Như bao làng chài khác, đa phần bà con nơi đây sống dựa vào nguồn tài nguyên trong rừng và ven biển theo kiểu có gì làm nấy.

Chênh vênh mưu sinh

Về sinh sống tại khu vực Khóm 7, thị trấn Cái Ðôi Vàm hơn 20 năm, cũng như nhiều gia đình khác tại đây, anh Nguyễn Minh Trí chỉ biết dựa vào nguồn lợi trong rừng phòng hộ ven biển. Lội rừng mò cua, bắt ốc đã trở thành nghề chính nuôi gia đình. Thế nhưng, khoảng 3 năm trước, sau mấy lần ngất xỉu trong quá trình lội rừng mò cua, bắt ốc do căn bệnh tim và viêm đường ruột, anh Trí quyết định mua lại tàu khai thác cũ để ra biển khai thác ven bờ. Những tưởng cuộc sống sẽ ổn hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. Do phương tiện nhỏ, không đủ kích thước để đăng ký, đăng kiểm nên việc ra biển gần như bế tắc.

“Ðầu tư hơn 27 triệu đồng nhưng hơn 2 năm nay chỉ mới ra biển được khoảng 10 chuyến. Hơn 5 tháng qua tàu phải nằm bờ, phương tiện kiếm cơm không thể hoạt động nên cuộc sống vốn đã khó nay càng khó hơn”, anh Trí tâm sự.

Hay như trường hợp ông Nguyễn Văn Việt, không ruộng đất sản xuất, gần 20 năm qua cả gia đình sinh sống bằng nghề te ở vùng biển gần bờ, khi hết con nước thì làm mướn kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, những tháng qua phương thức mưu sinh chính của gia đình là chiếc ghe phải nằm bờ do không thể làm được giấy đăng ký, đăng kiểm. “Mong rằng sớm có giải pháp để tiếp tục nghề, còn tình trạng này kéo dài là chết chắc(!). Nếu không cho ra biển thì cần hỗ trợ để ngư dân thay đổi nghề, còn như hiện nay chẳng biết làm gì để sống”, ông Việt mong mỏi.

Cầm ghe hoạt động nhiều năm nay nhưng khoảng 5 tháng qua anh Lê Chí Tâm, Khóm 7, thị trấn Cái Ðôi Vàm không ra biển được chuyến nào. Phương tiện nhỏ, không đủ kích thước để làm các loại giấy tờ theo quy định hiện hành, đương nhiên chuyện ra biển là điều không thể. “Cả gia đình 3 người chỉ dựa vào chiếc ghe mà buộc phải nằm bờ trong nhiều tháng qua, nên cuộc sống vô cùng khó khăn!”, anh Tâm tâm tình.

Chia sẻ câu chuyện mưu sinh của bà con sống bằng nghề khai thác ven bờ trên địa bàn, ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết thêm, khu vực thị trấn có 241 phương tiện khai thác thì đã có 113 phương tiện dưới 12 m. Ðặc biệt, trong đó có 47 phương tiện thuộc nhóm tàu “3 không”. Ða số những hộ này chủ yếu sống tại các cửa biển, ven biển với các nghề te, lưới, đăng... để sinh sống qua ngày, không có tư liệu sản xuất trên bờ nên phương thức mưu sinh rất bấp bênh.

Do đánh bắt gần bờ nên đa phần sản phẩm khai thác là loài có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là cá, tôm con.

Luẩn quẩn nghèo khó

Mấy mươi năm qua vẫn vậy, đến con nước họ lại ra biển khai thác, hết nước lại vào rừng mò cua bắt ốc. Tuy vất vả nhưng thu nhập cũng đủ để đắp đổi qua ngày. Những tháng gần đây, khi các phương tiện “3 không” bị cấm ra biển, đồng nghĩa với cuộc sống của họ vô cùng khó khăn.

Không riêng anh Tâm, anh Trí hay ông Việt mà hiện nay đa phần ngư dân sống bằng nghề khai thác ven bờ đều có chung cảnh khó là ghe... nằm bờ. Song, có người may mắn được ra biển khai thác, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Như cha con anh Nguyễn Minh Thịnh, Khóm 7, thị trấn Cái Ðôi Vàm, sau gần 1 ngày vật lộn với sóng biển, chỉ thu được một mớ cá tôm, ước gần 1 triệu đồng. Anh Thịnh tính toán, nếu trừ hết chi phí thì cũng kiếm được 200-300 ngàn đồng. “Như vậy là trúng rồi, nhiều con nước đi vô toàn lỗ vốn”, anh Thịnh bộc bạch.

Phương tiện nhỏ, khai thác gần bờ nên sản phẩm chủ yếu có giá trị thấp. “Chuyện ra biển phải chịu lỗ tiền dầu giờ đây diễn ra thường xuyên. Ðể đảm bảo cuộc sống những ngày không đi biển, tôi tranh thủ đi làm thuê, lội rừng mò cua, bắt ốc... để kiếm thêm thu nhập. Dù vậy, cuộc sống cũng không được cải thiện là bao so với trước”, anh Thịnh trải lòng.

Ông Yên nhận định, đa phần những chủ phương tiện khai thác gần bờ phương tiện nhỏ, sống ven theo cửa biển, trên các tuyến sông, rất tạm bợ. Hiện thị trấn cũng đã đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy hoạch khu tái định cư tại khu vực cửa biển Công Nghiệp, tuy nhiên hiện dự án này vẫn chưa được triển khai.

Không riêng cửa biển Cái Ðôi Vàm mà phần đông ngư dân sống bằng nghề khai thác ven bờ ở các cửa biển lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều có chung tình cảnh khó khăn.

Theo ông Ðỗ Văn Sử, toàn huyện Trần Văn Thời có 215 phương tiện đánh bắt gần bờ thuộc nhóm tàu “3 không”.

Theo ông Ðỗ Văn Sử, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, trên địa bàn huyện có 215 phương tiện đánh bắt gần bờ mà mọi người hay gọi là nhóm phương tiện “3 không”. Ða phần các hộ này thuộc trường hợp cuộc sống rất khó khăn, không có tư liệu sản xuất và đã theo nghề này rất nhiều năm. Việc chuyển đổi ngành nghề hiện nay là vấn đề cấp bách./.

 

Duy Linh

Bài 2: Khó chuyển đổi nghề

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.