ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:53:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi nghề có khó?

Báo Cà Mau Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.

Trước đây, Nguyễn Việt Khái được xem là xã khó khăn và có đơn vị hành chính xa nhất của huyện Phú Tân, với tỷ lệ hộ nghèo cao và tập trung đông đồng bào dân tộc sinh sống.

Toàn ấp Gò Công có trên 430 hộ dân sinh sống, có khu tái định cư cho đồng bào dân tộc. Trong tổng số trên 430 hộ dân thì có hơn 300 hộ hành nghề khai thác thuỷ sản ven bờ, nhưng những hộ này đã chuyển đổi và đánh bắt những mặt hàng thuỷ sản không ảnh hưởng đến nguồn lợi vào mùa sinh sản.

Ông Lê Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi: “Ấp Gò Công tập trung nhiều nhất các hộ dân hành nghề đánh bắt trên biển. Trước đây, những phương tiện này đánh bắt gần bờ với ngư cụ khai thác triệt để nguồn lợi thuỷ sản như: lú bát quái, lú đuôi chuột... Qua tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hầu hết các hộ dân đã chuyển đổi nghề, có hộ cải hoán phương tiện lớn hơn để ra xa hơn khai thác. Ðiển hình như nhiều phương tiện vươn khơi đánh bắt cá khoai cho thu nhập cao hơn rất nhiều. Ðể có được kết quả như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò của các hội, đoàn thể, nhất là hội phụ nữ của xã”.

Sau mỗi chuyến ra khơi, sản phẩm vào bờ, cá loại 1, loại 2 thì bán cho vựa; cá dạt thì các chị em làm khô bán kiếm lời.

Theo chân chị Ðào Thị Thanh An, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, tham quan các mô hình chuyển đổi nghề của các hộ dân ở ấp Gò Công, mới thấy được sự dày công của các cấp hội phụ nữ nơi đây và tổ đan, vá lưới của phụ nữ ấp được thành lập từ câu chuyện chuyển đổi nghề.

Chị An bộc bạch: “Ở đây, chị em không có việc làm ổn định. Hồi trước, nhà nào có phương tiện thì vợ chồng cùng ra biển đánh bắt; hộ nào không có phương tiện khai thác thì vào rừng bắt ốc, vọp làm kế mưu sinh, nhưng bấp bênh lắm. Với mong muốn nâng cao đời sống cho chị em, các cấp hội phụ nữ đã bàn kế hoạch thành lập các tổ mà các chị có thể tham gia, như tổ đan lưới, tổ làm khô... đảm bảo các chị có nguồn thu nhập ổn định, từ đó cải thiện cuộc sống gia đình”.

Ông Trần Văn Ðấu, Bí thư Chi bộ ấp Gò Công, phấn khởi: “Tổ đan vá lưới có hơn 24 chị tham gia và hoạt động thường xuyên. Các chị làm việc rất hiệu quả, có nhận làm lưới cho bà con ở các huyện khác nữa. Khi nào hết đơn đặt hàng, các chị quay lại vá lưới cho các phương tiện làm đáy, lưới cá của địa phương. Công việc quanh năm, bình quân mỗi ngày chị em thu nhập từ 100-200 ngàn đồng/người”.

Tổ đan vá lưới của phụ nữ ấp Gò Công được duy trì qua nhiều năm nay, giúp chị em có thu nhập ổn định.

Bà Dương Thị Nga, Tổ trưởng Tổ làm cá khô, bộc bạch: “Chị em làm suốt, hết làm lưới thì quay lại làm cá khô, rồi tập hợp lại chuyển hàng đi. Ở đây, các mặt hàng thuỷ sản khi đánh bắt vào, cá lớn thì bán cho vựa, cá dạt thì làm khô, cá nhỏ nữa thì làm mắm, cá nào không làm mắm được thì nấu nước mắm, vừa phục vụ bữa ăn hằng ngày, vừa có thể bán cho bà con dùng, đảm bảo an toàn sức khoẻ”.

“Chiến dịch” ra quân bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương tập trung vào các phương tiện khai thác thuỷ sản ven bờ. Ðây không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà từ công tác tuyên truyền, vận động đến hình thức răn đe.

Ông Ðấu bộc bạch: “Trên địa bàn ấp không còn phương tiện khai thác gần bờ nữa, các phương tiện đã cải hoán để vươn khơi. Hiện có hơn 50 phương tiện hành nghề khai thác cá khoai, nghề này thu hút nhiều lao động nên cũng giải quyết được phần nào việc làm cho lao động tại địa phương. Còn lại các phương tiện khác cũng vươn khơi để hành nghề, như đánh lưới cá đù”.

“Hiện đang là mùa cá khoai nên các phương tiện khai thác hiệu quả. Có hôm mỗi chiếc khai thác được hàng trăm ký cá. Giờ giá cá khoai dao động từ 120-130 ngàn đồng/kg, nên mỗi chuyến các hộ thu nhập từ 40-50 triệu đồng”, ông Bắc phấn khởi.

Chị Dương Thị Keo Chanh Ða, dân tộc Khmer, chia sẻ: “Ðầu tư lưới đánh cá đù cũng tốn kém, mỗi dàn lưới trên 10 triệu đồng. Việc cải hoán phương tiện lớn hơn nữa để ra xa hơn khai thác cũng tốn chi phí. Nhưng ngược lại, đánh bắt bằng phương tiện nhỏ cũng sợ nguy hiểm khi trời trở gió, khai thác ven bờ bị cấm mà cố tình vi phạm thì sợ bị tịch thu phương tiện".

Chị Dương Thị Keo Chanh Đa bắt lại dàn lưới cho chuyến ra khơi đánh bắt.

Ông Bắc chia sẻ, xã có đường bờ biển dài hơn 17 km, nguồn lợi thuỷ sản tập trung nhiều là cá lù đù. Ðịa phương đang dự định sẽ xây dựng sản phẩm OCOP là khô cá lù đù một nắng, vừa tạo sản phẩm đặc trưng của địa phương, vừa tạo thu nhập ổn định cho chị em nhàn rỗi.

Câu chuyện chuyển đổi nghề của cư dân ven biển được xem là bài toán khó đối với nhiều địa phương, nhưng nếu cố gắng thì từng bước cũng có thể thực hiện được. Và câu chuyện chuyển đổi nghề của ngư dân xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình, cần được nhân rộng./.

 

Kim Cương

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.