ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 00:00:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi để phát triển bền vững

Báo Cà Mau Cà Mau hiện có trên 4 ngàn phương tiện khai thác hải sản được cấp phép hoạt động, nhưng phần lớn là tàu có công suất nhỏ, khai thác ven bờ, hình thức khai thác mang tính sát hại nguồn lợi... Cùng với đó là hàng ngàn phương tiện nhỏ không phép, phương tiện thuỷ gia dụng cũng tham gia khai thác tuyến bờ, huỷ hoại nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản, nhất là phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên, bãi đẻ... dẫn đến nguồn lợi ngư trường ngày càng giảm sút, nghề khai thác kém phát triển và kéo theo nhiều hệ luỵ khác.

Với đặc điểm tự nhiên có nhiều cửa sông, cửa biển nhỏ nên nghề khai thác hải sản ven bờ ở Cà Mau hình thành lâu đời và phát triển khá nhanh, làm cho công tác quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. (Trong ảnh: Phương tiện thuỷ gia dụng tham gia khai thác hải sản ven bờ về neo đậu tại cống T29 - xã Khánh Hội, huyện U Minh).

Quyết tâm từ cơ sở

Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là một trong những cửa biển lớn của tỉnh nằm bên bờ Ðông. Toàn thị trấn có 138 phương tiện khai thác thuỷ sản, nhưng trong đó chỉ có 62 tàu khai thác xa bờ; sản lượng khai thác hằng năm bình quân khoảng 12.500 tấn.

Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, nhìn nhận, cơ cấu ngành nghề khai thác thuỷ sản còn thiếu hợp lý, phương tiện khai thác thuỷ sản ven bờ còn nhiều, chưa có giải pháp chuyển đổi phù hợp.

“Cơ cấu và hình thức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; có truy xuất nguồn gốc, thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân vùng ven biển, đảm bảo thu nhập ổn định và bình quân đầu người từ bằng đến cao hơn mức bình quân chung của tỉnh”, ông Huỳnh Thanh Ðảm nêu mục tiêu về định hướng phát triển kinh tế thuỷ sản trên địa bàn trên cơ sở tăng cường công tác quản lý, đầu tư, nhất là lĩnh vực chuyển đổi nghề trong khai thác hải sản một cách hợp lý, sát tình hình thực tế chung của tỉnh.

Theo ông Ðảm, địa phương quyết tâm trong chuyển đổi cơ cấu tàu cá, cơ cấu nghề trên vùng biển phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản, ngư trường nhằm khai thác hiệu quả, bền vững, trách nhiệm, phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi thuỷ sản, loại nghề, ngư trường, khai thác theo mùa vụ, có khai báo. Ðể làm được việc này, cần giảm số tàu khai thác vùng lộng và vùng ven bờ hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí; giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính huỷ diệt. Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác cho các phương tiện có chiều dài từ 12 m trở xuống (nghề cào, te, xiệc điện...) và các hộ làm nghề đáy biển, đáy sông... sang phát triển du lịch, nghề không ảnh hưởng nguồn lợi thuỷ sản như lưới ghẹ, cá khoai, cá lẹp vàng, cá đù, nuôi trồng thuỷ sản ven biển và câu cá giải trí.

Hiện còn khá nhiều tàu cá khai thác ven bờ với các hình thức tận diệt, phá huỷ hệ sinh thái biển... (Trong ảnh: Tàu khai thác theo hình thức giả cào tại khu vực biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời).

Tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn, cho biết, chủ trương của địa phương là kiên quyết ngăn chặn khai thác ven bờ, mang tính huỷ diệt, phá huỷ hệ sinh thái, chỉ phát triển nghề khai thác theo mùa, khai thác có chọn lọc. Ðịa phương chú trọng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm chuyển đổi nghề cho ngư dân, cùng với đó là hình thành các hình thức nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ven đảo Hòn Chuối.

Với đặc điểm tự nhiên có rất nhiều của biển nhỏ, người dân bao đời sinh sống gắn liền với hoạt động khai thác ven bờ, nên việc quản lý, chuyển đổi nghề cho ngư dân trên địa bàn huyện Trần Văn Thời gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trên cơ sở hình thành tuyến đê biển, cũng như hoàn thiện hạ tầng tại các cửa biển trên địa bàn, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, thời gian tới sẽ quyết tâm cùng tỉnh thực hiện tốt đề án tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản, trong đó chú trọng xây dựng thử nghiệm một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản ven bờ.

“Ðịnh hướng phát triển kinh tế biển của huyện đi vào trọng tâm là nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ, gắn với chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nói không với khai thác tận diệt, khai thác nhỏ lẻ ven bờ...”, ông Hồ Song Toàn nêu quan điểm của địa phương.

Kiên quyết của ngành nông nghiệp

Về tình hình chung của tỉnh, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, định hướng của ngành là chỉ cấp giấy chấp thuận đóng mới theo hướng ưu tiên các nghề thân thiện với môi trường, tàu được cơ giới hoá cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ tàu bằng kim loại, vật liệu mới; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo, lưới rê. Chủ động rà soát, cắt giảm tàu cá có nghề khai thác hải sản làm ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái tại địa phương ngoài những nghề được quy định. Tạm dừng cấp văn bản chấp thuận cho đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá đối với tàu cá làm nghề cấm, nghề hạn chế phát triển theo quy định của pháp luật. Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá chỉ được thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác. Cùng với đó là không bổ sung các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác thuỷ sản của Trung ương và địa phương.

Tỉnh Kiên Giang thực hiện có hiệu quả việc cải hoán tàu cá khai thác ven bờ, vùng lộng thành phương tiện vận chuyển khách du lịch. Đây là kinh nghiệm thực tế mà Cà Mau cần nghiên cứu áp dụng trong thực hiện Đề án chuyển đổi nghề cho ngư dân gắn với phát triển du lịch biển trong tương lai.

"Việc chuyển đổi nghề cho ngư dân nhằm mục tiêu từng bước giảm dần cường lực khai thác, hạn chế các nghề ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi, hệ sinh thái biển; hướng đến phục hồi và cân bằng nguồn lợi thuỷ sản trong tự nhiên; nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và phát triển sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển. Chuyển đổi nghề cho ngư dân là nhằm giảm dần khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản, môi trường trên cơ sở tái cơ cấu, sắp xếp lại đội tàu khai thác thuỷ sản phù hợp với trữ lượng nguồn lợi tự nhiên hiện có của tỉnh; gắn với công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; phù hợp với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân; nghề chuyển đổi phù hợp lợi thế, tiềm năng sẵn có và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh", ông Châu Công Bằng nhấn mạnh./.

 

Trần Nguyên

 

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.

Phòng bệnh trên tôm lúc giao mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, xuất hiện nhiều cơn mưa làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài việc người dân ý thức trong chăm sóc tôm nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để vụ nuôi đạt hiệu quả.

Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được quan tâm thực hiện, đạt kết quả khả quan. Ðặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu ứng tích cực.

Thích nghi để phát triển sản xuất

Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 300.000 ha với nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, thời tiết chuyển biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, buộc các mô hình phải có sự thay đổi để thích nghi.

Nông dân chủ động vụ hè thu

Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.