ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 03:08:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân cù lao mong chờ có điện

Báo Cà Mau (CMO) Kinh xáng Phụng Hiệp chạy dài ôm trọn vùng “cù lao” thuộc Ấp 8, xã An Xuyên, TP. Cà Mau từ 4 phía. Nhìn từ xa là những căn nhà kiên cố, ai cũng nghĩ rằng, người dân sẽ sống sung túc đầy đủ, nhưng mấy chục năm nay bà con ở Ấp 8 vẫn trăn trở việc sử dụng điện chia hơi.

Trẻ em học bài bên ánh đèn leo lét.

Qua cây cầu nhỏ, ngang chừng 0,6 m, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ấp 8. Ông nói giọng hơi buồn: “Bà con ở đây toàn sử dụng điện chia hơi. Đợt tiếp xúc cử tri vừa rồi, tôi có yêu cầu bà con đến để có kiến nghị lên UBND thành phố nhưng bà con không thiết tha lắm. Vì tiếp xúc cử tri nhiều lần rồi, họp dân cũng nhiều lần rồi nhưng tình hình chưa chuyển biến”.

Ông Trần Hiếu Nghĩa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 8, cho biết thêm: “Trên 20 năm nay đời sống bà con rất khổ, muốn có nước sinh hoạt thì phải bơi xuồng đi xin từng thùng về xài, còn điện thì không có”.

Là nông dân, ai cũng trông chờ vào con tôm, con cá, nhưng không có điện, nguồn nước thì khan hiếm nên cuộc sống người dân chưa cải thiện được. Ông Cao Minh Tâm, hộ ở cuối cù lao đã mấy chục năm sống với cảnh điện chia hơi, giãi bày: “Tôi hùn với người ta kéo đường dây, được một tháng thì ăn trộm cắt 2, 3 lần. Tôi phải mua dây về kéo lại, vừa tốn tiền, vừa tốn công”.
Theo ông Cao Minh Tâm, nỗi lo lớn nhất của bà con là việc an toàn khi sử dụng điện, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Đối với người dân nơi đây, những chiếc máy giặt, hay tủ lạnh, ấm điện… là những vật dụng xa xỉ, bởi nguồn điện chập chờn, giá điện cao nên phải “cắt” bớt vật dụng tiêu thụ điện lớn trong nhà.
Ông Cao Minh Đức (73 tuổi), chia sẻ: “Cù lao này hồi đó là đất liền, chung với Khóm 6, phường Tân Thành, đất của tôi cũng liền. Thời Pháp thì đào kinh để tiếp tế lương thực, vận chuyển vũ khí. Lúc đó ở đây hoang vu, chiến sĩ mình bị địch ruồng là lẩn vô đây”.
Dân trong xóm cù lao này ai cũng trang bị cho mình nào là đèn pin, đèn dầu… để thắp sáng mỗi khi mất điện. Ông Trần Hiếu Nghĩa nhớ lại: “Lần đó trời mưa, gió lớn quá, mấy cây trụ điện làm bằng tre ngã xuống nước, một đoạn dây điện bị đứt, như có ánh lửa phía bờ sông, may mà không có ai đi đặt lú dưới sông, chớ bị giật là chết như chơi”.

“Bây giờ nếu Nhà nước đầu tư, kéo dây về thì dân chúng tôi sẽ tự làm cột, tự kéo về nhà, chứ tình cảnh này chịu không nổi. Mấy đứa nhỏ đi học trời mưa gió, cột điện thì chỉ dựng bằng mấy cây tre nhỏ, không biết ngã lúc nào, thấy tội nghiệp tụi nó lắm”, ông Lâm Văn Bi, một người dân trong ấp, cho biết.

Nhật Minh

Chủ tịch UBND xã An Xuyên Nguyễn Thanh Hùng thông tin, trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, UBND xã An Xuyên đã có kiến nghị lên HĐND các cấp và nhận được lời hứa của cơ quan chức năng. Mong rằng, đây là lời hứa cuối cùng để giải quyết dứt điểm nhu cầu sử dụng điện cho người dân nơi đây.

 

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.