ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 03:18:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân khốn đốn bởi "kênh dẫn dòng"

Báo Cà Mau (CMO) Kênh Cột Bườm là đường kênh dẫn nước và lưu thông thuỷ đi vào khu vực sản xuất của hàng trăm hộ dân thuộc ấp Xóm Lớn Trong, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Thời gian gần đây, do công trình thi công tuyến đường trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn (giai đoạn 1) đơn vị thi công đã tiến hành ngăn một đoạn kênh để thi công con đường.

Thay vào việc ngăn một đoạn kênh, đơn vị thi công đã mở 1 kênh mới khoảng 200 m gọi là kênh dẫn dòng số 2 để đảm bảo phục vụ nuôi thuỷ sản và đi lại của Nhân dân. Đoạn kênh dẫn dòng này cạn hơn so với kênh Cột Bườm nên khi nước ròng, hơn 20 hộ dân ở phía trong đoạn cuối kênh Cột Bườm không thể xổ nước bắt tôm.

1 trong 2 con đập đã thi công nhằm đắp ngang kênh Cột Bườm để làm lộ trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn.

Ông Tư Hoa, nhà ở cuối kênh Cột Bườm, bức xúc: “Trước khi đắp kênh, mỗi con nước ròng thì việc xổ vuông diễn ra thuận lợi. Từ khi công trình ngăn kênh Cột Bườm và đào con kênh dẫn dòng số 2 thì nước không xổ hết khi ròng. Do vậy, nếu người dân nơi đây tranh thủ xổ vuông thì không thể xổ được (vì mực nước chênh lệch không cao), ảnh hưởng lớn đến sản xuất mấy tháng qua”.

Công trình này do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nguyễn Minh Ái cho biết: “Vì vấn đề kỹ thuật nên khi múc một đoạn kênh mới là kênh dẫn dòng số 2 đơn vị thi công phải chừa đáy kênh cạn hơn kênh cũ để tránh sạt lở. Nhưng theo khảo sát trước đó vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất và đi lại của Nhân dân khu vực phía cuối kênh Cột Bườm”.

Vấn đề kỹ thuật và khảo sát thì vậy, nhưng thực tế khoảng 11 giờ trưa ngày 31/10, khi con nước phía ngoài kênh Cột Bườm đã ròng sát chỉ còn lòng lạch (vỏ máy bà con vẫn lưu thông) thì đoạn kênh dẫn dòng nối vào phía cuối kênh Cột Bườm đã phơi trơ đáy bùn. Phía bên trong đoạn cuối kênh Cột Buồm vào tới nhà ông Tư Hoa nước vẫn còn ứ đọng với độ sâu hơn 1 m. Chính sự chênh lệch không cao giữa nước dưới kênh và nước trong vuông tôm nên bà con không mở cống xổ vuông.

“Bây giờ mở cống, nước chảy không mạnh thì hiệu quả con nước xổ không cao lắm”, anh Khắc, một hộ dân có vuông nuôi tôm khu vực đoạn cuối kênh Cột Bườm, cho biết.

Anh Thiệp, cũng làm vuông trên đoạn kênh này, cho biết: “Từ vị trí đắp ngang kênh Cột Bườm trở vào cuối kênh có 3 hộ nuôi tôm công nghiệp. Hồi trước khi đắp kênh, nước từ các vuông nuôi công nghiệp chảy ra được đẩy ra xa khu vực phía bên trong nên ít ảnh hưởng việc lấy nước. Giờ thì nước xổ ra vẫn còn ứ lại đến khi nước lớn, lượng nước thải từ các vuông nuôi công nghiệp chảy ngược trở vào cuối kênh làm nhiều hộ không dám mở cống lấy nước”.

Khổ nhất là nhà ông Tư Hoa, nhà đang xây dựng mới, nhiều lần ghe vận chuyển vật liệu xây dựng không thể vượt qua đoạn kênh dẫn dòng số 2 để chuyển vào nhà ông. “Chúng tôi chỉ mong đào sâu thêm đáy kênh dẫn dòng để không xáo trộn cuộc sống, sản xuất”, ông Tư Hoa nói như than.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, đoạn kênh dẫn dòng số 2 hoàn thành hồi giữa tháng 5/2019, nghĩa là đã hơn 4 tháng người dân khu vực phía cuối kênh Cột Bườm phải khốn đốn.

Một thông tin khác, tuyến đường trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn nằm cách tuyến lộ bê tông hiện hữu đi vào ấp Xóm Lớn Trong hơn 200 m, tuyến đường mới nằm giữa hàng loạt vuông nuôi tôm của người dân. Trong quá trình thi công, đã từng xảy ra sự cố nước tràn qua khuôn đường (bờ bao 2 bên đường để san lấp chân nền), nhà thầu đã tiến hành thoả thuận bồi thường cho người dân.

Khi phóng viên hỏi vì sao không thi công cầu qua đoạn kênh này thay vì ngăn lại, ông Nguyễn Minh Ái cho biết: “Đó là vấn đề kỹ thuật trong xây dựng cầu đường và ngăn vậy sẽ giảm kinh phí”.

Để tạo động lực cho phát triển kinh tế thì việc các công trình, dự án được triển khai trên vùng quê ai cũng phấn khởi và chờ mong hiệu quả. Kể cả những nhà hoạch định chính sách, thiết kế công trình cũng không muốn những tác dụng ngược nảy sinh từ các công trình này. Người dân cũng thế, họ không thể chấp nhận được sự đánh đổi, xáo trộn./.

Phong Phú

Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật – Hậu cần trao tặng 100 bình lọc nước cho người dân

Ngày 29/4, tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trao tặng 100 bình lọc nước cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Lan toả yêu thương

Nhằm chia sẻ yêu thương đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau phối hợp Bệnh viện Tim Tâm Đức TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Lan toả yêu thương” tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vào ngày 25/4.

“Bữa sáng 0 đồng” ấm tình giáo xứ

Người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tắc Vân (TP Cà Mau) như được tiếp sức cho một ngày làm việc cực nhọc với bữa ăn sáng ngon miệng do Giáo xứ Tắc Vân phục vụ.

Tiếp nối truyền thống tự hào Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến

Tri ân vùng đất từng cưu mang, đùm bọc Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến và chia sẻ với những hoàn cảnh còn khó khăn của các gia đình chính sách, hộ nghèo, các em học sinh vượt khó tại địa phương, đồng thời hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình tổ chức các hoạt động về nguồn, tặng quà, khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng khó khăn tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Bàn giao cầu "Nghĩa tình quân dân 14"

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày GIải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 19-20/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".