ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 08:28:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Báo Cà Mau Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Hướng tới Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch), nhằm tạo sự gắn kết giữa Trung tâm Văn hoá tỉnh với Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao các huyện, TP Cà Mau, chiều 7/9, Trung tâm Văn hoá tỉnh tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn và Tổ nghiệp sân khấu.

Lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch cùng rất đông những người làm chuyên môn thuộc lĩnh vực sân khấu, diễn viên, cộng tác viên, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị về dự cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về nghề.

Đạo diễn sân khấu Nguyễn Quốc Tín, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh, cho biết: “Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch hằng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam; ghi nhận sự đóng góp, vị thế, vai trò của nghệ thuật sân khấu và người nghệ sĩ trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trước Tổ nghiệp, tôi thay mặt Ban giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh báo cáo kết quả hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2024 đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, tiêu biểu như: tổ chức thành công chương trình mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024; phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao các huyện, TP Cà Mau tổ chức thành công Liên hoan văn nghệ các câu lạc bộ tỉnh Cà Mau lần thứ III và Hội diễn Nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh năm 2024; tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề “Về với Điện Biên”, đạt 3 huy chương (1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc); Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh đạt 3 huy chương (1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc); tham gia Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” khu vực ĐBSCL lần thứ XIX, đạt 1 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc”.

Ông Nguyễn Quốc Tín, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh, phát biểu ghi nhận những đóng góp của nghệ thuật sân khấu và nghệ sĩ tỉnh nhà trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng.

Từ hoạt động tri ân Tổ nghiệp, “các nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết, giữ lửa đam mê với nghề, phát huy năng lực sáng tạo, ra sức phấn đấu nhiều hơn nữa, đem hết sức mình cùng nhau lao động nghệ thuật, tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật hay, có chất lượng để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng, xứng đáng là thế hệ kế thừa, góp phần đưa nền nghệ thuật tỉnh Cà Mau phát triển, nhằm thực hiện các nghị quyết của Đảng về văn hoá, văn nghệ, hoàn thành sứ mệnh quang vinh của người làm công tác văn hoá, nghệ thuật với đất nước, Nhân dân”, đạo diễn Nguyễn Quốc Tín kỳ vọng.

Phút giây thiêng liêng của những người làm công tác nghệ thuật sân khấu từ tỉnh đến cơ sở, nghiêm trang, kính dâng những nén hương lên Tổ nghiệp.

Ngày họp mặt, mọi người đã dành một phút để hướng về Tổ nghiệp, đồng thời tưởng nhớ đến các nghệ sĩ, nghệ nhân đã quá cố hoặc hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; vì sự nghiệp nghệ thuật nước nhà. Cảm ơn các bậc tiền hiền, hậu tổ đã sáng tạo và ban tặng cho chúng ta những điệu thức bất hủ. Những người làm công tác nghệ thuật sân khấu từ tỉnh đến cơ sở về dự họp mặt, nghiêm trang kính dâng những nén hương lên Tổ nghiệp. Bên những nén hương thành kính còn là bài học về đạo đức, ý thức và trách nhiệm của những nghệ sĩ trong thời đại mới, để xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

Tài tử Trâm Anh – Trung tâm Truyền thông & Thể thao huyện Ngọc Hiển mở màn đêm giao lưu sân khấu chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam với bài Sáng mãi niểm tin - theo điệu Liên Nam của cố soạn giả Huỳnh Khánh

Tiết mục ca múa “Tạ ơn, tam vị thánh tổ” do CLB Trung tâm Văn hoá biểu diễn.

“Màn nhung sân khấu” (nhạc: Holy, sáng tác: Nguyễn Tâm Thắng, biểu diễn: CLB múa Trung tâm Văn hoá)

Trong không khí ấm áp, chân tình, ngày Sân khấu Việt Nam còn có các tiết mục múa “Tạ ơn, tam vị thánh tổ”, “Màn nhung sân khấu” do CLB Trung tâm Văn hoá thể hiện... Dip này Công đoàn Cơ sở thành viên Trung tâm Văn hoá đã tổ chức các hoạt động thể thao với các trò chơi liên hoàn, thi hát karaoke hết sức sôi nổi và ý nghĩa.

Ông Trần Hiếu Hùng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, trao thưởng giải trò chơi liên hoàn cho các đơn vị đạt thành tích cao.

Huỳnh Lâm

 

 

 

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Thêm góc nhìn về đồng bằng sông Cửu Long

Liên hoan Ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lần thứ 39 năm 2024 vừa được tổ chức khai mạc triển lãm vào ngày 30/9 tại tỉnh Vĩnh Long, đây là hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh trong khu vực luân phiên đảm nhiệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn. Ban Tổ chức đã nhận được 1.851 tác phẩm, trong đó có 971 ảnh màu và 880 ảnh đen trắng, của 252 tác giả trong khu vực gửi tham gia.

Phù sa thao thức, gửi lại thương nhớ dòng sông

Tình cờ đọc được tập thơ Ðánh thức Sông Hồng, của tác giả Huỳnh Thuý Kiều, do Nhà xuất bản Văn học vừa ra mắt. Trong cái chiều Cà Mau mưa nặng hạt, nghe trong gió còn vọng tiếng buồn hậu cơn bão số 3, những vần thơ của Huỳnh Thuý Kiều như đưa người đọc vào hành trình cảm xúc tinh tế, đầy trăn trở về tình yêu quê hương, con người và cả những suy tư sâu lắng về dòng chảy thời gian.

Đoàn Nghệ thuật Khmer: Nhiều tiết mục đặc sắc phục vụ lễ Sene Dolta

Nhằm phục vụ tốt lễ Sene Dolta, những ngày qua, Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau không ngừng tập luyện, xây dựng nhiều chương trình, tiết mục văn nghệ đặc sắc. Các tiết mục phục vụ lễ Sene Dolta năm nay được đoàn dàn dựng theo hướng hiện đại, kết hợp với yếu tố truyền thống. Qua đó, không chỉ phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc mà còn chứa đựng nhiều sự mới lạ, độc đáo với người xem.

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Múa bóng, hát rỗi (hay còn gọi là múa bóng rỗi) là bộ môn nghệ thuật diễn xướng, ra đời cách nay hàng trăm năm ở vùng đất Nam Bộ. Bộ môn này thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cúng đình, miếu, cúng Bà Chúa Xứ, Bà Thuỷ Long, Bà Thiên Hậu...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29

Sáng 27/9, tại tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29. Đây là sự kiện được tổ chức luân phiên tại các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công truyền thống của người Việt rất phong phú, phát triển và truyền lại qua nhiều thế hệ, được các đời con, cháu giữ gìn, đúc kết kinh nghiệm, tạo nên các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo, mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, nét văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. Các sản phẩm thủ công truyền thống gắn bó với đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của con người.

Một lần đến Cà Mau

Chương trình Cà Mau Art Tour 2024 với chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 hoạ sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Các văn nghệ sĩ đã lưu lại trong lòng những xúc cảm và tình yêu đối với những điểm du lịch, phong cảnh, văn hoá và con người Cà Mau.

Yêu màu áo lính

Từ nhỏ đã mê hình ảnh đẹp về quê hương, Nguyễn Lê Tiến hay cắt những tấm ảnh chụp phong cảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lịch treo tường để dành ngắm nghía. Năm học lớp 10, khi được ba mẹ tặng chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3, hành trình chụp ảnh của anh bắt đầu. Cứ tan học, anh lại lang thang loanh quanh trong huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An kiên trì chụp nhiều ảnh sông nước, làng quê... lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, thư giãn.

Sức sống văn nghệ quần chúng

Văn nghệ quần chúng (VNQC) là các hoạt động văn học, nghệ thuật mang tính chất quần chúng, cộng đồng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá ở địa phương, theo chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, phong trào VNQC ở huyện Ðầm Dơi hoạt động sôi nổi và hiệu quả, thuộc tốp mạnh nhất của tỉnh Cà Mau.