ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 20:48:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðánh giá, xác định quy luật để chống xói lở

Báo Cà Mau Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu cùng với các hình thái thời tiết cực đoan đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Huyện Đầm Dơi được đánh giá là huyện có nhiều vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng nhất trong năm 2023 (ghi nhận của đoàn khảo sát vào 24/5/2023).

Theo ghi nhận, đến nay tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 188/254 km. Theo số liệu thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ khoảng 5.250 ha. Tổng chiều dài các đoạn bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở khoảng 425/8.118 km. Sạt lở bờ sông đã làm hư hỏng gần 28 km lộ và 303 căn nhà. Tổng thiệt hại do ảnh hưởng sạt lở ước tính hơn 1 ngàn tỷ đồng.

Ông Ðỗ Quang Hưng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đánh giá: “Do quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, nên đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng; rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ. Sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô”.

Hiện nay, tổng chiều dài bờ biển trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 100 km, sạt lở bờ sông khoảng 365 km, với các mức độ khác nhau. Có nhiều đoạn bờ biển, bờ sông bị sạt lở rất nhanh, nghiêm trọng, tàn phá nhiều diện tích rừng phòng hộ, nhà cửa của người dân.

Sạt lở đã làm mất nhiều diện tích đất, rừng, lộ nông thôn và thiệt hại lớn về tài sản, sản xuất của người dân ở xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi.

“Tuy nhiên, đến nay, các dữ liệu nghiên cứu về diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi các sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa được đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống, khoa học về nguyên nhân sụp lún, sạt lở. Qua đó, xác định các giải pháp phù hợp từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững”, ông Ðỗ Quang Hưng cho biết thêm.

Ðể giải quyết những vấn đề trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng bức thiết, khắc phục tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng, bờ, bãi sông trên địa bàn tỉnh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương để Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá, quan trắc diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên một số tuyến sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Dự án sẽ thực hiện đánh giá, phân tích diễn biến, xác định quy luật và dự báo xói lở bờ sông, bãi sông bằng mô hình thuỷ lực, thuỷ văn một chiều, hai chiều. Ðồng thời, đánh giá khả năng ổn định của đường bờ, bãi sông trên một số tuyến sông trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đề xuất các giải pháp ổn định đường bờ, bãi sông và đánh giá hiệu quả các giải pháp công trình cho một số khu vực trọng điểm; đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, ổn định dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Với nguồn kinh phí dự kiến gần 5,7 tỷ đồng, ông Ðỗ Quang Hưng cho biết: “Dự án sẽ thực hiện khảo sát địa chất (khoan địa chất) phục vụ đánh giá ổn định đường bờ, bãi sông ở một số khu vực trọng điểm. Sử dụng mô hình thuỷ lực, thuỷ văn bùn cát một chiều để mô phỏng dòng chảy từ thượng lưu sông về hạ lưu sông. Mô phỏng dòng chảy, bùn cát và sự thay đổi địa hình đáy sông riêng cho các sông chính tỉnh Cà Mau bằng mô hình một chiều. Ðồng thời, sử dụng mô hình hai chiều để mô phỏng dòng chảy và sự thay đổi địa hình lòng sông tại khu vực đại diện nghiên cứu”.

Với dự án này, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng nội dung nhiệm vụ, áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, lập dự toán đúng quy định. Trong đó, lưu ý rà soát, kế thừa các chương trình, dự án, kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện để tránh trùng lắp, tiết kiệm kinh phí.


Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển, kéo dài từ biển Ðông sang biển Tây với chiều dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước. Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nước ven biển, có 87 cửa sông lớn nhỏ thông ra biển; tổng chiều dài hệ thống sông, kênh, rạch trên 10.000 km và có đặc điểm địa hình bờ biển phức tạp.


 

Hồng Nhung

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.