ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 02:41:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Báo Cà Mau Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

Danh hài Hồng Tơ cho biết, đã nhiều cái Tết trôi qua, anh hạn chế nhận show diễn tấu hài.

- Thưa danh hài Hồng Tơ, cuộc sống của anh trong năm 2024 có gì thay đổi so với trước đây?

Danh hài Hồng Tơ: Gần 2 năm nay, trong cuộc sống đời thường cũng như hoạt động nghệ thuật, tôi không còn ồn ào, sôi nổi. Tôi rất hạn chế nhận show, nhất là show diễn cũng như quay hình. Nguyên nhân là độ tuổi của tôi hiện tại không còn trẻ, nên khi đảm nhận vai diễn của kịch bản phim hay kịch bản sân khấu cũng phải tuỳ thuộc vào nhân vật, xem có phù hợp với lứa tuổi của mình hay không. Một phần, show diễn cũng bị hạn chế bởi ảnh hưởng kinh tế. Về mức thù lao, tôi nhận cao cũng tội cho những người nhớ và mời mình; nếu nhận thấp lại thiệt thòi cho mình, bởi vì không đủ tiền đi lại cũng như trả lương cho người bạn diễn chung. Thời điểm này, tất cả các sân khấu hài ít hoạt động, trừ sân khấu kịch. Những anh em nghệ sĩ hài ít có tụ điểm để diễn, nếu có đi diễn cũng chỉ là những sân khấu thương mại, lô tô, tiệc tùng, đám cưới, đám hỏi, sinh nhật...

- Hiện tại, các nam danh hài cùng thời với anh đều hạn chế chạy show để an hưởng cuộc sống và kinh doanh, riêng anh thì sao?

Danh hài Hồng Tơ: Tôi ở nhà có kinh doanh nhưng giao cho bà xã một quán cà phê để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, chi phí học cho con... Ngoài ra, tôi có mở một phòng trà, mỗi tối thứ 6 tổ chức giao lưu hát với nhau, để hội tụ những anh em nghệ sĩ đến với mình, cùng hát ca, thưởng thức, để nhớ lại những lúc mình làm nghề thời sân khấu hoàng kim.

- Tiêu chí nhận show diễn của anh có thay đổi so với trước đây?

Danh hài Hồng Tơ: Ngày xưa, tôi có thể diễn một show được 15-20 triệu đồng, quy ra giá vàng cũng 4, 5 chỉ. Ngày nay, tôi nhận show với giá đó là không được. Kinh tế nói chung, nhu cầu giải trí nói riêng đã khác. Cuộc sống kinh tế của khán giả phải thoải mái, dư dả thì bầu show mới tổ chức và mời mình đến cùng vui, chia sẻ qua các tiết mục tấu hài. Còn hiện tại kinh tế đang khó khăn nên ít nhiều anh em nghệ sĩ cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi nhận show phải tính toán giá cát xê sao cho phù hợp với thực tế. 

- Ngày xưa, cứ đến Tết, khán giả lại chờ đón những video tấu hài của các danh hài như anh, một số tỉnh xa cũng mong ngóng các danh hài về diễn. Anh có chạnh lòng khi thời điểm này tấu hài lại trầm lắng không?

Danh hài Hồng Tơ: Vào thời hoàng kim của tấu hài, Tết là anh em nghệ sĩ đi quay liên tục như một cái máy, sau đó lại nhận diễn tiệc tất niên của các công ty, trung tâm hội nghị, sân khấu lớn nhỏ sầm uất trong Tết. Không khí rộn ràng làm tinh thần nghệ sĩ phấn chấn, cảm thấy yêu nghệ thuật và sáng tạo. Thời đỉnh cao qua đi và bây giờ như các bạn đã biết, do ảnh hưởng của YouTube cũng như TikTok lên ngôi với hài ngắn, súc tích thì các tiểu phẩm tấu hài 15-20 phút không còn phù hợp nữa. Việc đầu tư diễn một tiểu phẩm hài mang đến tiếng cười cho khán giả đòi hỏi rất nhiều yếu tố và rất cực. Diễn không được bao nhiêu suất nên sự sáng tạo cũng như đam mê của người nghệ sĩ hài dần không còn.

- Anh có kỷ niệm nào nhớ mãi khi đi diễn Tết ở các tỉnh xa?

Danh hài Hồng Tơ: Nếu nói về những dịp Tết đi lưu diễn, tôi có rất nhiều kỷ niệm. Tôi đi diễn tại 5-6 tỉnh, thành trong một ngày, từ sáng tới chiều chỉ kịp ăn vội miếng cơm để lấy sức. Có ngày tôi chạy từ Bình Long về Sài Gòn, sau đó đến Tân Hiệp, Mỹ Tho, Cai Lậy qua Vĩnh Long, rồi đi Chợ Lách, Bến Tre. Một ngày như vậy với bao niềm vui. Mỗi khi nhớ lại, tôi rất chạnh lòng bởi vì tuổi càng ngày càng lớn nhưng sân khấu nghệ thuật không còn được như xưa. Vì theo xu hướng mới, thời đại mới, văn hoá với nghệ thuật đã đổi thay. Ðể hoà chung nhịp với các nghệ sĩ hiện nay, tôi cảm thấy bị lạc lõng. Cũng có nhiều lời mời tham gia với các anh chị em nghệ sĩ trẻ, nhưng tôi không hoà nhập được.

Tôi cũng rất chạnh lòng mỗi khi xuân về, anh em trong nghề đã lớn tuổi, mỗi người có cuộc sống, hoàn cảnh khác nhau, thương nhau nhưng cũng không giúp gì được nhiều cho nhau. Ða phần giới nghệ sĩ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người giúp một chút nhưng không thấm vào đâu. Tôi cảm thấy bản thân may mắn, hạnh phúc vì có gia đình và cuộc sống tương đối ổn định.

Danh hài Hồng Tơ bên vợ và con gái.

Danh hài Hồng Tơ bên vợ và con gái.

- Kế hoạch Tết này của anh là gì?

Danh hài Hồng Tơ: Năm nay tôi không có kế hoạch gì. Còn về cuộc sống hôn nhân gia đình, Hồng Tơ hiện tại cảm thấy viên mãn và xin thầm cảm ơn trời phật, tổ nghiệp cũng như ông bà, cha mẹ đã cho tôi có được như ngày hôm nay. Trong hậu vận này, vợ là trái tim, còn con là nhịp đập của trái tim, ái nữ Kim Cương chính là hơi thở của tôi. Tôi không nghĩ đến chuyện kiếm thêm con bởi vì tuổi của tôi giờ cũng lớn, tôi không đủ khả năng, không đủ sức khoẻ để chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả tình cảm đó tôi để dành lại cho bé Kim Cương.

- Xin cảm ơn danh hài Hồng Tơ!

 

Lam Khánh thực hiện

 

173 năm lưu giữ Sắc phong thần

Vào năm 1852, vua Tự Đức ban chiếu chỉ sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh” cho Đình thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), cùng với nhiều ngôi đình khác ở Nam Bộ. Trải qua 173 năm, song Sắc phong thần vẫn được Ban Quản trị đình giữ gìn cẩn thận, vun bồi nhiều giá trị tốt đẹp trong cộng đồng dân cư.

Tưng bừng, trang nghiêm 100 năm Lễ hội Nghinh Ông

Mỗi dịp rằm tháng 2 âm lịch hằng năm, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Lễ hội Nghinh Ông luôn thu hút hàng ngàn người dân thập phương tham gia, là dịp để ngư dân vùng ven biển tỏ bày lòng thành kính loài cá Ông (cá Voi) mà ngư dân miền biển tôn kính gọi là “Vị thần - Đại tướng quân Nam Hải”. Những hình ảnh, hiện vật về loài cá Voi trưng bày cho thấy, lễ hội được diễn ra đúng nghi thức với sự thành kính và trang nghiêm của ngư dân Sông Đốc.

Trung tá Minh Thơ - Tay máy nữ cá tính

Trưởng thành trong gia đình có 3 thế hệ công tác trong ngành công an, Trung tá Minh Thơ (Trần Thị Phơ) gắn bó từ những ngày đầu, có 22 năm là phát thanh viên chuyên mục An ninh Bến Tre (1998-2020). Ngoài công việc chính, chị còn năng nổ tác nghiệp: quay phim - chụp ảnh - viết tin, bài cho chuyên mục và cộng tác với các báo.

“Bên dòng Khoa Giang” - Câu chuyện trăm năm

“Nơi đất lành ông về yên nghỉ, vững niềm tin trên bến Khoa Giang, hò ơ... Dù cho bão tố phong ba, khoan hỡi khoan hò khơi xa thẳng tiến cá tôm đầy thuyền. Ngư dân vững lòng, gió căng cánh buồm, cho đời, cho đời ngập tràn niềm vui...

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.