ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 18:56:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðào tạo nghề phải tính đến việc làm

Báo Cà Mau “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956 (Đề án 1956) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện, đề án đã phát huy hiệu quả tại các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Võ Hoàng Hiệp cho biết.

“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956 (Đề án 1956) là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện, đề án đã phát huy hiệu quả tại các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Võ Hoàng Hiệp cho biết.

- Xin ông cho biết những kết quả đạt được của Ðề án 1956 ở Cà Mau?

Ông Võ Hoàng Hiệp: Trong 5 năm thực hiện Ðề án 1956, tổng số LÐNT được hỗ trợ học nghề là 51.462 lao động. Trong đó, trung cấp và cao đẳng nghề 4.805 lao động. Dạy nghề theo Quyết định 1956 cho hơn 51.400 lao động và 92.016 lao động được dạy nghề dưới 3 tháng. Theo số liệu thống kê từ các địa phương, sau khi học nghề, tỷ lệ người học có việc làm khoảng 36.744 lao động, đạt 71%, chủ yếu là các nghề ở lĩnh vực nông nghiệp.

Một buổi đi thực tế của lớp học nghề nuôi thuỷ sản tại xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.     HOÀNG DIỆU

Bên cạnh đó, đề án cũng đã đào tạo nghề cho một số đối tượng ưu tiên, cụ thể là LÐNT thuộc đối tượng 1. Trong đó, người có công với cách mạng 1.124 lao động; lao động thuộc hộ nghèo 1.754 lao động, lao động là người dân tộc thiểu số 622 lao động và 66 lao động là người khuyết tật. Tính đến thời điểm hiện nay, số lao động sau khi học nghề xong có việc làm, đã thoát nghèo là 1.228 lao động và số hộ có thu nhập khá trở lên là 12.440 hộ. Thực hiện Ðề án 1956, một số mô hình dạy nghề mang lại hiệu quả cao được duy trì và nhân rộng trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm ổn định tại địa phương.

- Như vậy, học nghề ở  lĩnh vực nông nghiệp, lao động dễ tìm được việc làm. Còn với các nghề phi nông nghiệp, lao động khó tìm được việc làm tại chỗ. Thời gian tới, ngành lao động khắc phục tình trạng này như thế nào, thưa ông?

Ông Võ Hoàng Hiệp: Do đặc thù của Cà Mau là tỉnh có khoảng 70% vùng sản xuất nông nghiệp nên lượng lao động nông nghiệp cũng chiếm số đông, phần còn lại là phi nông nghiệp. Do đó, khi lực lượng LÐNT tham gia học các nghề nông nghiệp, họ sẽ có điều kiện tìm được việc làm tại chỗ, áp dụng những kiến thức khoa học - kỹ thuật học được vào sản xuất, từng bước tăng thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống nên việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ khá cao.

LÐNT học nghề phi nông nghiệp thường gặp khó khi đi tìm việc sau học nghề, chỉ một số ít lao động có điều kiện thành lập hợp tác xã may, thêu, tổ, nhóm nấu ăn… còn lại phải đi lao động tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, tại Cà Mau, các khu công nghiệp vẫn chưa phát triển nhiều, nên tâm lý người lao động ngại đi xa và không tìm được việc làm phù hợp.

Ðể khắc phục những vấn đề trên, thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo Ðề án 1956 sẽ chỉ đạo các cơ sở dạy nghề khi thực hiện đào tạo các nghề phi nông nghiệp phải tính đến giải quyết việc làm trước khi đào tạo. Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, ký hợp đồng 3 bên giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, định kỳ hằng tháng Trung tâm Dịch vụ việc làm của Sở LÐ-TB&XH mở các phiên giao dịch việc làm là điều kiện khá thuận lợi cho lao động gặp trực tiếp các nhà tư vấn tuyển dụng, từ đó, người lao động sẽ tìm được việc làm phù hợp và thoả đáng.

- Xin ông cho biết, giai đoạn 2, ngành lao động có những biện pháp cụ thể nào để phát huy tối đa hiệu quả Ðề án 1956?

Ông Võ Hoàng Hiệp: Ðể phát huy tối đa hiệu quả của đề án trong giai đoạn 2, Thường trực Ban Chỉ đạo Ðề án 1956 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 và những năm tiếp theo” và Chỉ thị số 05 của UBND tỉnh Cà Mau về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho LÐNT tỉnh Cà Mau đến năm 2020”. Trong đó, tăng cường công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ðặc biệt, dạy nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, trước khi tổ chức đào tạo phải xác định được việc làm cụ thể, không đào tạo đại trà, không xác định được việc làm cụ thể thì không tổ chức đào tạo. Bên cạnh đó, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cơ hữu, huy động nguồn lực giáo viên có tay nghề cao phục vụ trong việc dạy nghề. Tổ chức các lớp dạy nghề có hiệu quả, cần chú trọng về chất lượng đào tạo, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho người học nghề; phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề theo đúng quy định.

- Xin cảm ơn ông!./.

Phương Lài thực hiện

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).