ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:34:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðất cằn sỏi đá… hoá rau xanh

Báo Cà Mau Trạm Radar 615, Trung đoàn 551, Vùng 5 Hải quân đóng quân trên đảo Hòn Chuối. Ðây là một trong những hòn đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc. Ðảo Hòn Chuối có địa hình phức tạp, độ dốc cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa ít, nắng nhiều, nhưng với sự nỗ lực, cần cù, chịu khó, cán bộ, chiến sĩ Trạm Radar 615 vẫn trồng được những luống rau xanh tốt.

Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi có dịp đến thăm cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân và các lực lượng trên đảo Hòn Chuối. Tại đây, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ khi nhìn thấy vườn tăng gia của Trạm Radar 615 được phủ kín bởi một màu xanh mướt.

Ðảo Hòn Chuối nhìn từ trên cao.

Ðưa chúng tôi tham quan vườn tăng gia của đơn vị, Ðại uý Nguyễn Ðình Phúc, Phó trạm trưởng Trạm Radar 615, chia sẻ: “Ðể có được vườn tăng gia như bây giờ, cán bộ, chiến sĩ trạm đã phải bỏ rất nhiều thời gian, mồ hôi, công sức phá đá, san lấp mặt bằng. Khó khăn nhất trong công tác tăng gia của đơn vị chính là khí hậu, trên đảo rất khắc nghiệt, mùa khô thì nắng rát kéo dài, cỏ cây chết héo; mùa mưa thì đất bị nước xói mòn, cuốn trôi”.

Trước những thách thức, khó khăn đặt ra, cán bộ, chiến sĩ trạm đã phát huy nội lực, tổ chức kè bờ, xây tường bao, đường thoát nước, đồng thời, sử dụng nguồn kinh phí do đất liền hỗ trợ mua vật liệu về làm nhà lưới. Vào mùa khô, đơn vị tận dụng tối đa nguồn nước sinh hoạt kết hợp với nước mưa tích trữ để tưới, chăm sóc cho rau.

Bên cạnh những giải pháp trên, cán bộ, chiến sĩ trạm còn tranh thủ giờ nghỉ, ngày nghỉ, vào rừng lấy gỗ mục, cây cộng sản (cỏ lào) về ủ với phân chuồng để cải tạo đất. Cách làm đơn giản nhưng đã thực sự mang lại hiệu quả, từng bước khắc phục tình trạng đất trồng rau của đơn vị nghèo dinh dưỡng và nhiều sỏi đá.

Nói về kinh nghiệm trong công tác tăng gia sản xuất của đơn vị, Ðại uý quân nhân chuyên nghiệp Trịnh Ðình Tâm, nhân viên Thông tin Trạm Radar 615, chia sẻ: "Với phương châm “không để đất trống, đất nghỉ”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn các giống rau phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu trên đảo trồng xen canh, gối vụ để tăng năng suất, sản lượng, không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích. Nhờ vậy, vườn tăng gia của đơn vị luôn được phủ kín, chất lượng rau nhập vào bếp ăn luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm".

“Ngoài chủ động gieo trồng rau xanh, chúng tôi còn tận dụng các khu đất trống quanh đơn vị làm giàn bầu, giàn bí, trồng cây gia vị, cây đu đủ và các loại cây ăn trái lâu năm như: mít, dừa, vú sữa, hồng xiêm, lê ki ma, măng cụt, bơ, táo, cam, cóc... để cải thiện, nâng cao đời sống bộ đội”, Ðại uý Trịnh Ðình Tâm cho biết thêm.

Các chiến sĩ Trạm Radar 615 chăm sóc rau xanh.

Cùng với tích cực đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thời gian qua cũng được cán bộ, chiến sĩ trạm chú trọng đầu tư và đang có bước phát triển khởi sắc. Trong chăn nuôi, đơn vị lựa chọn các con giống sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ, sẵn có trong tự nhiên như: chuối, cỏ, côn trùng hay rau, củ, quả từ tăng gia, cơm thừa từ nhà bếp để tiết kiệm chi phí mua thức ăn. Hiện tại, đơn vị có hơn 100 con gà, vịt, 8 con bò và 6 con heo rừng. Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, trạm đã bổ sung thêm vào bữa ăn cho bộ đội hơn 270 kg thịt các loại và 130 kg rau, củ, quả từ nguồn tăng gia, chăn nuôi của đơn vị.

Thượng tá Thái Minh Thành, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 551, nhấn mạnh: “Thực hiện phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, cán bộ, chiến sĩ Trạm Radar 615 đã tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác chăn nuôi, tăng gia sản xuất. Năm 2023, trạm bảo đảm được 100% rau xanh, trên 50% thịt các loại đưa vào bữa ăn hằng ngày. Trong điều kiện đơn vị đóng quân nơi đồi cao, đảo xa, khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi thì đây là những con số rất có ý nghĩa”.

Chủ động khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên và có những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, thời gian qua, công tác chăn nuôi, tăng gia sản xuất của Trạm Radar 615 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nâng cao đời sống, sức khoẻ bộ đội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

 

Văn Ðịnh

 

Lan toả phong trào bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo thành phong trào và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm toàn dân trong chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá qua thời gian thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Bộ đội biên phòng Cà Mau tập trung xây dựng đơn vị chính quy, chấp hành kỷ luật

Chiều 10/10, tại Đồn Biên phòng Tân Tiến, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng đơn vị điểm về chính quy, chấp hành kỷ luật đối với Đồn Biên phòng (ĐBP) Tân Tiến và Đồn Biên phòng Tân Tiến. Đại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bắt giữ tàu chở hơn 70 ngàn lít dầu trái phép

Tàu chở trên 70 ngàn lít dầu DO trái phép bị bắt giữ trên vùng biển Tây Nam đã được dẫn giải về Cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4) tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Phối hợp bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, việc phối hợp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) được sự quan tâm tích cực từ các đơn vị (Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Cùng với đó, thông qua công tác phối hợp đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt nhiều kết quả quan trọng".