ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 11:37:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đau đáu nỗi lo sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Đã mấy mươi năm kể từ khi những căn nhà đầu tiên tại khu vực chợ xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi bị nhấn chìm do sạt lở cũng là ngần ấy năm người dân nơi đây sống trong nỗi lo. Giờ đây nỗi lo ấy ngày một chất chồng khi tình trạng sạt lở đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Nằm dọc theo con sông Ông Bụt nối liền ra cửa biển Giá Cao, khu vực chợ Tân Tiến khá sầm uất với gần 190 hộ dân sinh sống và kinh doanh. Đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Trần Văn Trung cũng không nhớ được chợ hình thành từ khi nào, chỉ biết nó không kém mình bao nhiêu tuổi. Do được hình thành khá lâu nên khu vực chợ Tân Tiến có vai trò khá đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đối với người dân nơi đây.

Ám ảnh sạt lở

Mặc dù không nhớ thời gian có chợ nhưng khi nhắc đến tình trạng sạt lở, ông Trung nhớ như in: “Nó bị nhấn chìm vào năm 1998, cũng vào khoảng thời điểm này (mùa mưa). Chỉ trong vòng không đầy 1 tiếng đồng hồ, dãy nhà khu chợ sụp lún, chỉ còn lại cái nóc. Có những căn không còn nóc phải đợi nước ròng mới nhô lên, thấy kinh hoàng. Kể từ đó đến nay tình trạng sạt lở mỗi lúc một nghiêm trọng hơn và lấn ngày một sâu thêm vào đất liền”.

Chỉ tay ra mé sông, nơi chiếc vỏ máy của khách đến sửa mô-tơ điện, ông Trung nói, khu vực chiếc vỏ máy đang đậu, cách đây khoảng chục năm về trước là nơi thanh niên trong chợ tập trung chơi đá banh mỗi chiều, giờ sâu hơn 1 m nước.

Nhắc đến tình trạng sạt lở như "gãi đúng chỗ ngứa", ông Trung quên luôn cả việc khách đang chờ để lấy mô-tơ điện. Ông châm thêm bình trà ngồi tâm sự tiếp: "Con sông Ông Bụt trước kia rất nhỏ, khi triều xuống có thể xắn quần lội ngang qua mà không ướt. Sạt lở làm mất mỗi bên gần 20 m nên con sông mới lớn đến cỡ này. Cũng may là giờ nước lớn chứ vào những lúc nước ròng, mấy chú chụp hình đăng báo coi chừng lãnh đạo xuống bắt buộc chúng tôi phải di dời liền vì thấy nguy hiểm lắm”.

Chợ xã Tân Tiến hiện nay được xem là một trong những điểm nóng về sạt lở cần được ưu tiên đầu tư. Và thực tế cũng cho thấy, mức độ thiệt hại do tình trạng sạt lở gần như năm nào cũng có và ngày một nghiêm trọng hơn.

Đang tất bật cùng thợ sửa chữa lại căn nhà dưới mé sông, anh Nguyễn Chí Nguyện chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 1 tháng phải sửa lại nhà. Lần trước chỉ là một phần nhỏ, nhưng lần này phải làm lại toàn bộ. Đến nay tôi cũng không nhớ chính xác đã sửa nhà bao nhiêu lần do sạt lở đất, chỉ biết rằng phía dưới căn nhà sàn này ít nhất là chục lớp cây bị chôn vùi".

Đang chờ giải pháp khắc phục

Trong 1 năm đôi ba lần phải sửa nhà như gia đình anh Nguyện không còn là trường hợp hiếm ở khu vực này. Có hộ bị sạt lở nuốt chửng căn nhà, gần như không còn gì, hiện phải ở nhờ trên phần đất công của UBND xã, như trường hợp gia đình bà Nguyễn Kim Huệ. Được biết, khoảng 2 năm về trước, chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, lở đất, triều cường đã cuốn sạch tài sản của gia đình bà Huệ.

Đây là lần thứ 2 trong năm nay gia đình anh Nguyễn Chí Nguyện phải làm lại nhà do sạt lở.

Ông Huỳnh Minh Tấn, Phó chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết, sau nhiều năm sống chung với sạt lở và qua tuyên truyền, tinh thần cảnh giác của người dân rất cao. Đa phần các hộ dân ven khu vực sông đều có 2 nhà. Nhà ven sông chủ yếu để kinh doanh, còn việc nghỉ ngơi cũng như tài sản giá trị được họ di dời về nơi an toàn phía trên.

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại khu vực chợ Tân Tiến, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 33/TTr-UBND đề xuất các dự án cấp bách cần ưu tiên thực hiện giai đoạn 2017-2020. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Trung ương xem xét, bố trí kinh phí cho tỉnh triển khai thực hiện dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở khu vực chợ Tân Tiến với chiều dài 1.752 m, tổng mức đầu tư 179,2 tỷ đồng. Bởi hiện nay, khu vực này có khoảng 1.900 m đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ gây thiệt hại nặng nề đến nhà cửa, tài sản của 190 hộ dân, với khoảng 760 nhân khẩu. Đồng thời, hiện đang xảy ra tình trạng sạt lở tuyến đường giao thông liên huyện từ xã Tân Tiến đi trung tâm huyện Đầm Dơi.

Đề xuất xây dựng kè chống sạt lở của tỉnh tại khu vực chợ Tân Tiến cũng đang là niềm khát khao của người dân nơi đây. Nếu không xây dựng được bờ kè trong tình trạng ngày càng sạt lở nghiêm trọng như hiện nay thì tín mạng và tài sản của người dân vẫn còn bị đe doạ.

Nguyễn Phú

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.