ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:21:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh liên kết “4 nhà”

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Thới Bình triển khai, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đến thời điểm này, huyện Thới Bình xuống giống vụ lúa - tôm năm 2022 được gần 19.000 ha. Trong đó, vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm đặc sản an toàn với giống lúa ST24 gần 3.400 ha, giống ST25 hơn 2.700 ha; tập trung nhiều ở các xã: Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch Ðông và Tân Bằng.

Những năm qua, huyện chú trọng việc liên kết "4 nhà" (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp), nhất là trong mô hình lúa - tôm. Khi thực hiện liên kết "4 nhà", nông dân được Nhà nước tạo điều kiện kết nối các công ty, doanh nghiệp cung ứng lúa giống, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các mô hình được tổ chức sản xuất tập trung, đồng loạt, thuận tiện cho việc quản lý.

Ðiển hình như vụ lúa - tôm năm 2021, huyện Thới Bình chọn Hợp tác xã (HTX) lúa - tôm Trí Lực thực hiện thí điểm giống lúa ST25 với diện tích 50 ha, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao. HTX đã ký hợp đồng bao tiêu lúa hàng hoá với 3 công ty: Công ty Cỏ Mây (Ðồng Tháp), Công ty Gạo Ông Thọ (TP Hồ Chí Minh) và Công ty Tấn Vương (An Giang) với giá cao hơn thị trường từ 500-700 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi.

Nông dân xã Trí Lực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất vụ tôm càng xanh năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX lúa - tôm Trí Lực, cho biết: "Giống lúa ST25 phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, phát triển hơn các loại giống lúa khác, năng suất lúa đạt từ 5-6 tấn/ha, giá thành cao; được các công ty bao tiêu sản phẩm, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân".

  Bên cạnh thuận lợi, quá trình liên kết "4 nhà" vẫn còn gặp một số khó khăn. Một số nông dân vẫn còn tập quán sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chưa tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, chưa thực hiện theo khuyến cáo của cán bộ chuyên môn. Việc kết nối, hợp tác giữa nông dân với nông dân trong các mô hình, các tổ hợp tác, HTX và với doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên việc trao đổi, mua bán sản phẩm còn hạn chế.

  Ông Phan Văn Thuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, cho biết: “Nguyên nhân khiến cho mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ là do một số sản phẩm nông dân không nhất thiết phải gắn kết nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp tiêu thụ, kéo theo sản phẩm nông sản rơi vào tình trạng ùn tắc đầu ra, được mùa mất giá, thu nhập nông dân bấp bênh. Ðiển hình như đầu ra cho con tôm càng xanh, đến thời điểm này chưa có công ty nào hợp đồng bao tiêu sản phẩm”.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Huyện Thới Bình có diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất tỉnh với gần 20.000 ha, sản lượng ước đạt trên 89.000 tấn. Huyện đang thực hiện các mô hình sản xuất lúa cho hiệu quả cao, như: canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi giống lúa chất lượng cao như ST24, ST25; cánh đồng liên kết sản xuất kết hợp với tiêu thụ sản phẩm… để người dân mặn mà hơn với cây lúa, nhằm theo kịp chỉ tiêu thu nhập của huyện NTM”. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục lập kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa, gạo và tôm.

  Ðể liên kết "4 nhà " ở huyện Thới Bình đạt hiệu quả cao, các ngành, đoàn thể cấp huyện và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm phối hợp chỉ đạo sâu sát, vận động Nhân dân tích cực thực hiện liên kết. Trong đó, nhà khoa học cần tiếp tục xuống tận nơi, sâu sát hơn với nông dân; công ty, doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp cần hỗ trợ nông dân với giá hợp lý, bán trả chậm, có thể để nợ cuối vụ... Ðồng thời, thực hiện đúng những thoả thuận ban đầu với nông dân, tránh tình trạng "lật kèo", "đem con bỏ chợ", đẩy người dân vào tình trạng "được mùa mất giá", bị thương lái ép giá./.

 

Minh Phong

 

Phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ, ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, thường khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư tuyến giáp rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động ngăn ngừa căn bệnh này.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc của cô gái "xương thuỷ tinh”

Không may mắc căn bệnh quái ác, xương thuỷ tinh bẩm sinh, nhưng em Võ Thị Huỳnh Như vẫn luôn kiên cường vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Cùng với tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bè bạn, nay em đã là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin của Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau.

Nâng cao năng lực ban vận động khóm

Nhằm tạo điều kiện để thành viên ban vận động cơ sở trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng đô thị văn minh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa phối hợp với UBND huyện Năm Căn tổ chức Cuộc thi Nâng cao năng lực các thành viên ban vận động khóm trên địa bàn huyện năm 2024.

Dấu ấn công tác nhân đạo

Thời gian qua, được sự chỉ đạo của Hội cấp trên và UBND huyện, Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Năm Căn đã thực hiện nhiều hoạt động, phong trào vì người nghèo, người yếu thế trên địa bàn. Công tác vận động được Hội triển khai thực hiện hiệu quả, riêng năm nay đã vận động gần 6 tỷ đồng, đạt 149% kế hoạch.

Ấp Mũi tự hào đi lên…

Nếu địa danh Mũi Cà Mau là mũi con tàu của Tổ quốc như Nhà thơ Xuân Diệu từng cảm tác, thì Ấp Mũi, xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển) là địa phương cuối cùng, thuộc chóp mũi của con tàu hình chữ S. Vị trí địa lý đã tạo nên một Ấp Mũi với nét đặc trưng rất riêng. Và càng tự hào hơn khi diện mạo nơi đây đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, nâng cao; chuyển mình, góp sức cho huyện nhà tiến lên nông thôn mới, xứng tầm với vị trí đất thiêng, cùng Tổ quốc thực hiện khát vọng vươn ra biển lớn.

Người truyền lửa đam mê môn Lịch sử

Hơn 10 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hồ Hải Ðăng (34 tuổi), Trường THPT Cà Mau (TP Cà Mau), là người truyền cảm hứng, truyền lửa tình yêu môn Lịch sử, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh.

Ðầu tư phát triển lưới điện nông thôn

Ðể đảm bảo vận hành cung ứng điện và nâng cao chất lượng điện năng phục vụ sản xuất, đời sống người dân khu vực nông thôn, thời gian qua, Ðiện lực huyện Ðầm Dơi đã và đang triển khai các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa và chống quá tải hệ thống lưới điện. Ðây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phổ biến kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên

Tỉnh Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, điều này mang lại lợi thế cho phát triển kinh tế thuỷ sản, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn đuối nước, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhiều gia đình sống gần sông, kênh mương, nhưng điều kiện học bơi và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước còn hạn chế.

Nâng cao năng lực cho cán bộ

Triển khai và củng cố năng lực cho cán bộ và người điều hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và truyền cảm hứng cho các thành viên của câu lạc bộ.