ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:57:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dạy nghề theo nhu cầu

Báo Cà Mau Thời gian qua, các ngành chức năng TP Cà Mau luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc, gia đình chính sách và lao động nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, giúp người lao động có việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế.

Hằng năm, các ngành chức năng thành phố đều khảo sát nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn, qua đó tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 9 tháng năm 2023, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố phối hợp với các xã, phường, các hội, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền, đào tạo nghề cho trên 4.700 lao động.

Lớp đào tạo nghề điện dân dụng tại phường Tân Xuyên, TP Cà Mau.

Bên cạnh đó, thực hiện công tác đào tạo nghề theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố đã mở 18 lớp đào tạo nghề cho gần 600 học viên. Trong đó có 20 học viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, 7 học viên con em gia đình chính sách và 1 học viên là người dân tộc, số còn lại là lao động phổ thông, lao động nông thôn trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Cà Mau, thông tin, hiện nay, phòng phối hợp với Trường Cao đẳng Việt - Hàn mở nhiều lớp đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu lao động. Ða số các lớp đào tạo đều mở tại địa bàn xã, phường để học viên dễ đi lại. Trong những tháng còn lại của năm, phòng sẽ tiếp tục phối hợp mở các lớp đào tạo nghề, trong đó tập trung nhiều cho các xã có đông lao động nông nghiệp như xã Tân Thành, An Xuyên, Ðịnh Bình... để thực hiện đạt chỉ tiêu năm 2023.  

Tham gia lớp đào tạo nghề, học viên được học lý thuyết song song với thực hành. Hiện nay, các lớp đào tạo thành phố tổ chức cung cấp những kiến thức cơ bản về may công nghiệp, điện lạnh, điện dân dụng, nấu ăn, chế biến thuỷ sản, kỹ thuật trồng hoa, tin học văn phòng, kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản... Ðây là những ngành nghề phổ biến, sát với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của thành phố.

Chị Trần Tú Phương (Khóm 3, Phường 4, TP Cà Mau) học viên lớp dạy nấu ăn, chia sẻ: "Tham gia lớp học, tôi được hướng dẫn các công thức chế biến nhiều món ăn ngon, cách lựa chọn nguyên liệu, cách tỉa rau củ, trang trí để món ăn đẹp mắt hơn. Sau khi học xong, không chỉ giúp tôi nấu ăn ngon hơn cho gia đình mà còn có thể tham gia nấu đám tiệc để kiếm thêm thu nhập".

Lớp dạy nấu ăn tại Phường 4, TP Cà Mau.

Ngoài ra, tham gia các lớp đào tạo nghề, học viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc, gia đình chính sách còn được hỗ trợ chi phí và tạo điều kiện để tìm kiếm, giới thiệu việc làm sau khoá học.

Bà Nguyễn Bé Nhung, chuyên viên phụ trách Lao động - Việc làm, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Cà Mau, cho biết, những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc, hộ chính sách sẽ được hỗ trợ tiền ăn 30 ngàn đồng/người/ngày, đối với người có nơi cư trú xa so với nơi học từ 15 km trở lên sẽ được hỗ trợ 200 ngàn đồng/người/khoá đào tạo. Các lớp đào tạo có thời gian từ 1,5-3 tháng. Kết thúc khoá học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp và tạo điều kiện tìm kiếm việc làm.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2023, thành phố sẽ tổ chức thêm ít nhất 5 lớp đào tạo nghề cho 160 lao động để hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao. Người lao động nếu có nhu cầu học nghề có thể liên hệ trực tiếp với UBND xã, phường nơi mình cư trú để được hướng dẫn tham gia các lớp đào tạo. Việc tham gia các lớp đào tạo nghề giúp người lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, dễ tìm việc làm, có nền tảng thuận lợi để học các lớp nâng cao tay nghề, tạo nguồn thu nhập ổn định, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố./.

 

Thái Trinh

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.