ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 10:08:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy nhanh tiến độ tạo lập tài khoản định danh điện tử

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh khi đi làm thẻ căn cước công dân (CCCD) sẽ được làm song song tài khoản định danh điện tử. Không ít người thắc mắc vì sao phải tạo tài khoản định danh điện tử này? Lợi ích của tài khoản định danh điện tử và phải thực hiện như thế nào? Ðây là vấn đề đang được người dân quan tâm.

Theo ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh: “Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Trong đó, thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ sau khi thống nhất với Bộ Công an. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử nhằm hạn chế các hoạt động lừa đảo, giúp công dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các dịch vụ công, thanh toán hoá đơn, thay thế được căn cước vật lý và nhiều loại giấy tờ có liên quan”.

Hiện tại người dân khi đến làm thẻ CCCD sẽ được mở luôn tài khoản định danh điện tử, hạn chế thời gian đi lại.

Trước đó, ngày 18/7/2022, Bộ Công an chính thức công bố và đưa vào sử dụng ứng dụng định danh điện tử - VNeID, Công an tỉnh Cà Mau thông qua công tác cấp CCCD đồng thời tuyên truyền, vận động để thu nhận hồ sơ tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho 180.955 công dân.

Cũng theo ông Linh, tài khoản định danh điện tử bao gồm 2 mức độ, trong đó mức độ 1 (cài đặt phần mềm) chỉ là mức độ tham khảo, vì người sử dụng chưa đủ chứng thực để sử dụng. Còn mức độ 2 thì người sử dụng cũng như công dân phải lại trực tiếp nơi làm việc của lực lượng chức năng (công an tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, các xã, phường, thị trấn) để đăng ký cài đặt và lăn tay, chụp hình (chứng thực đây là tài khoản chính chủ) để tiến hành cài đặt tài khoản định danh điện tử.

Theo thông tin từ Công an tỉnh, đơn vị triển khai quyết liệt và đồng bộ để giúp người dân thuận tiện trong việc tạo lập tài khoản định danh điện tử cũng như nhanh chóng đưa vào sử dụng. Ðại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: “Ban Giám đốc chỉ đạo đơn vị phối hợp Ban Thường vụ Tỉnh đoàn có văn bản chỉ đạo đoàn viên, thanh niên trong tỉnh gương mẫu, đi đầu trong tạo tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2; chỉ đạo Ðoàn Thanh niên Công an tỉnh xây dựng mô hình “Tuổi trẻ Công an Cà Mau xung kích phục vụ phát triển công dân số” tại Ðại hội Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Cà Mau. Qua đó, phát hơn 1.000 tờ rơi hướng dẫn, tuyên truyền cài đặt, kích hoạt định danh điện tử mức 1 và mức 2 trên ứng dụng VNeID; tuyên truyền trên 2.500 lượt người dân đến tham quan triển lãm về lợi ích ứng dụng VNeID; hướng dẫn, cài đặt, kích hoạt định danh điện tử mức 1 và kích hoạt thành công 150 tài khoản định danh điện tử mức 2 cho người dân”.

Ðồng thời, Công an tỉnh bố trí lực lượng cán bộ, chiến sĩ đoàn viên thanh niên tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cấp huyện, trụ sở Công an huyện, thành phố. Mặt khác, tổ chức cấp lưu động tại công an các xã, phường, thị trấn để hướng dẫn người dân sử dụng, cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1 và mức 2 trên ứng dụng VNeID ngay tại nơi tiếp công dân.

Bên cạnh đó, với tinh thần “Không để ai ở lại phía sau”, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, TP Cà Mau rà soát, lập danh sách các trường hợp già yếu, bệnh tật… để đến tận nhà, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cấp CCCD và định danh điện tử cho người dân.

Ðể nhanh chóng và kịp thời hỗ trợ người dân đến làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử được thuận lợi, thời gian qua, Giám đốc Công an tỉnh đã tạo điều kiện, chuẩn bị kỹ cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng hiệu quả, bố trí đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện tại các điểm cố định thu nhận hồ sơ CCCD và định danh điện tử làm việc xuyên suốt ngày đêm, không nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, kể cả ngày lễ. Ðối với các tổ lưu động, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, đã tổ chức phát loa tuyên truyền, vận động đảng viên, công chức, viên chức và người dân đến để thực hiện.

 “Công tác này được sự đồng tình và ủng hộ của người dân. Công dân khi đến thu nhận định danh điện tử tại các điểm cấp CCCD, sẽ được cán bộ tại tổ lưu động hướng dẫn xuất trình các loại giấy tờ, như giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, BHYT, mã số thuế… và hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 (đối với tài khoản được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phê duyệt) để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo đó, người dân sẽ được nhiều lợi ích, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công mà không cần phải trực tiếp đến các cơ quan hành chính để giải quyết, như cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD; thủ tục xác nhận số chứng minh Nhân dân khi đã có CCCD; đăng ký tạm trú, thường trú, thông báo lưu trú; đăng ký con dấu… phản ánh tin báo, tố giác tội phạm 24/24 trên ứng dụng VNeID, và còn nhiều tiện ích khác đang được triển khai trên ứng dụng sắp tới”, Ðại tá Phạm Thành Sỹ thông tin.

Tài khoản định danh điện tử là một trong những nội dung nằm trong Ðề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QÐ-TTg ngày 6/1/2022 (Ðề án 06), nhằm hướng tới số hoá dữ liệu trong tình hình mới.

“Công an tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức nhiều tổ cố định tại cơ quan công an và lưu động tại cấp xã để thu nhận tài khoản định danh nhiều nhất có thể, để công dân được trải nghiệm, cung cấp những tiện ích tốt nhất mà Ðề án 06 mang lại, đảm bảo cấp 100% tài khoản định danh điện tử khi công dân có yêu cầu”, Ðại tá Phạm Thành Sỹ cho biết thêm./.

 

Kim Cương

 

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.