ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:36:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu: Bài 2: Tìm nước cho vùng sông nước

Báo Cà Mau Có đến 390.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt vào thời gian cao điểm, gần 500.000 ha lúa, hoa màu và nuôi thuỷ sản của người dân toàn vùng ÐBSCL bị thiệt hại vì nắng hạn, cho thấy nước ngọt đang là bài toàn cấp bách của vùng đồng bằng này.

Có đến 390.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt vào thời gian cao điểm, gần 500.000 ha lúa, hoa màu và nuôi thuỷ sản của người dân toàn vùng ÐBSCL bị thiệt hại vì nắng hạn, cho thấy nước ngọt đang là bài toàn cấp bách của vùng đồng bằng này.

Là vùng đất nằm ở phía cuối của lưu vực sông Mê Kông, do đó, những tác động của BÐKH, các đập thuỷ điện, các công trình chuyển nước và những diễn biến thay đổi khác ở thượng lưu như hiện nay, đã đặt vùng ÐBSCL trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Mùa khô 2015-2016, người dân xã Biển Bạch, huyện Thới Bình phải đổi nước ngọt với giá 45.000 đồng/m3.

Vùng ÐBSCL được thiên nhiên “thiết kế” rất độc đáo với 3 túi trữ nước khổng lồ là Biển Hồ, Ðồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Vào mùa nước, khi nước sông Mê Kông dâng cao và chảy vào Biển Hồ khiến diện tích tăng lên gấp 5 lần với khoảng 1,5 triệu héc-ta. Về tới Việt Nam, nước tràn vào Ðồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. 3 khối nước này được tạm trữ trong các hồ làm cho dòng nước hiền hoà đi, từ đó ÐBSCL xưa kia không có lũ mà chỉ có mùa nước nổi.

Khi đó ÐBSCL được xem là vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ và đa dạng sinh học. Thế nhưng, kể từ khi nhiều công trình đập trên thượng lưu sông Mê Kông được xây dựng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng đồng bằng, đặc biệt là nguồn nước.

Nguy cơ thiếu nước ngày một trầm trọng

Hệ thống thuỷ điện trên dòng Mê Kông được chia ra làm 2 nhóm đập: nhóm 1 gồm các đập dòng chính ở Trung Quốc và các đập chi lưu ở Lào, Thái Lan, đây là các đập có hồ chứa lớn, có khả năng tích nước mùa lũ và xả nước mùa khô để phát điện. Nhóm 2 gồm 11 đập dự kiến trên dòng chính Mê Kông ở hạ lưu vực, với 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia. Trong số này thì 2 đập là Xayaburi và Don Sahong ở Lào đã khởi công xây dựng.

Nói về tác động của hệ thống đập và hồ trữ trên lưu vực sông Mê Kông, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái học ÐBSCL, phân tích, bình thường, các đập nhóm 1 không có khả năng gây khô hạn cho ÐBSCL vì lượng nước đóng góp từ phần này vào toàn lưu vực chỉ khoảng 16%. Nhưng đối với những năm đặc biệt khô hạn, các đập này có thể gia tăng trữ nước, từ đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khô hạn và xâm mặn ở ÐBSCL. Các đập nhóm 2, dự kiến ở hạ lưu, sẽ tác động nghiêm trọng với ÐBSCL cả về lượng nước, phù sa và thuỷ sản. Bởi lẽ, theo cơ chế vận hành, đây là đập dâng tích và xả nước trong ngày (tích 16 giờ, xả 8 giờ), vì vậy, nước sẽ về ÐBSCL rất muộn, gia tăng khô hạn và xâm mặn vào những năm khô hạn.

Sự thiếu hụt nguồn nước ngọt đối với vùng đồng bằng có thế thấy rõ nhất khi nhìn vào dự án chuyển nước Kong-Loei-Chi-Mun. Công trình này khi đưa vào vận hành sẽ chiết ra khoảng 1.200 m3/s từ lưu lượng dòng chảy 2.500 m3/s của sông Mê Kông. Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định, lượng nước chảy về đồng bằng là ít hơn, lũ thấp hơn là tất yếu và chuyện khan hiếm nước ngọt đã được dự báo toàn cầu chứ không riêng Việt Nam hay khu vực ÐBSCL.

Không chỉ có các công trình thuỷ điện trên lưu vực sông Mê Kông, Giáo sư Trân còn đưa ra một số nguyên nhân nữa khiến tài nguyên nước, tài nguyên đất ngày một cạn kiệt, đó là mô hình phát triển nông nghiệp hiện nay đang làm nghèo ÐBSCL. Ðặc biệt, việc quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên nước còn nhiều chồng chéo, thừa cơ chế nhưng thiếu liên kết, thiếu phối hợp, thiếu một cơ chế phát triển vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả đồng bằng. Những chồng chéo đó đã vô tình làm tài nguyên đất, tài nguyên nước ngày một kiệt quệ và vô hiệu hoá giải pháp ứng phó với thách thức thời gian qua.

Trở lại nhận định chính mô hình sản xuất đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, Giáo sư Trân phân tích, chính những đê bao triệt để vùng Tứ Giác Long Xuyên và Ðồng Tháp Mười khiến nước không thể vào được những khu vực này, nghĩa là thời gian qua ta đã “đuổi lũ”, cộng với việc thoát lũ nhanh để sản xuất vụ 3 là lãng phí tài nguyên nước, làm đất giảm độ phì. Giáo sư phân tích thêm, để sản xuất 1 kg gạo cần đến từ 3.000-5.000 lít nước, trong khi giá xuất khẩu gạo trong những năm gần đây liên tục giảm. Như vậy, vấn đề đặt ra là, hiện nay sản xuất có nên chạy theo số lượng để duy trì vị trí là vựa lúa cả nước và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh lương thực thế giới, hay sản xuất ít lại nhưng tăng chất lượng, giá trị để hạn chế lãng phí tài nguyên nước, tài nguyên đất.

Sinh thái, cuộc sống trước nguy cơ bị xáo trộn

Ðối với lượng phù sa, Thạc sĩ Thiện cho rằng, tất cả hệ thống đập hiện nay và các đập dự kiến xây dựng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng phù sa về với ÐBSCL. Việc thiếu hụt phù sa đã khiến tình trạng sạt lở bờ biển, cửa sông, lòng sông ngày một dữ dội hơn. Theo số liệu năm 2014 của Uỷ hội Mê Kông quốc tế (MRC), tổng lượng phù sa lơ lửng của sông Mê Kông giảm xuống còn 85 triệu tấn/năm, so với 160 triệu tấn/năm vào năm 1992, do tác động của các đập ở Trung Quốc. Ðồng thời, nếu 11 đập nhóm 2 được hoàn tất thì tải lượng phù sa lơ lửng của sông Mê Kông sẽ chỉ còn 42 triệu tấn/năm, tức chỉ bằng một phần tư trước kia. Khi đó tình trạng sạt lở sẽ trở nên dữ dội hơn.

Ðối với tác động của các đập trên dòng chính sông Mê Kông, theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, không chỉ ảnh hưởng đến lượng nước mà cả chất lượng nước và đa dạng sinh học, thuỷ sản đang bị sụt giảm nghiêm trọng bởi các đập này. Ngoài ra, việc xả nước của các đập lúc triều lên hay xuống sẽ làm thay đổi hoàn toàn chế độ thuỷ văn của vùng đồng bằng. Ngoài ra, với lượng trầm tích về đồng bằng thấp, sẽ dẫn đến những thay đổi về hình thái của lòng sông, cồn bãi, các cửa sông, bờ biển, cũng như lớp phù sa trên bề mặt châu thổ sẽ mỏng đi. Từ đó khiến kinh tế, cuộc sống và kế sinh nhai của cư dân vùng hạ lưu bị xáo trộn.

Giáo sư Trân còn cho rằng, thách thức đang đặt ra còn do chính tác động tại nội địa, do hoạt động khai thác tài nguyên. Việc mất rừng ngập mặn khiến bờ biển mất đệm chắn sóng, giảm khả năng giữ phù sa, giảm hấp thụ CO2; mất rừng tràm làm giảm đa dạng sinh học, chuỗi dinh dưỡng và môi trường vùng ngập nước trở nên nghèo kiệt; khai thác cát dọc sông Tiền, sông Hậu không quản lý được làm trầm trọng hơn sự thâm hụt của cán cân trầm tích; khai thác nước ngầm quá mức góp phần làm mặt đất đồng bằng sụp lún… tất cả các hoạt động khai thác tài nguyên trên đã làm cho việc ứng phó khó khăn hơn.

Trước những phân tích có thể thấy, việc phát triển ÐBSCL hiện nay luôn đặt trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất định. Sự khan hiếm nước ngọt và những tình huống cực đoan sẽ xảy ra nhiều hơn, với cường độ mạnh hơn, nước ngọt không còn là “của trời cho” vô hạn… Tuy nhiên, đây chưa hẳn hoàn toàn là thách thức nếu có sự thay đổi nhận thức về đồng bằng.

“Tại châu thổ, ở những vùng mà quá trình biển chiếm ưu thế, chung sống với nước mặn, xem nước mặn và lợ là tài nguyên cần được khai thác, khi đó sẽ biến thách thức mặn thành lợi thế và mở ra những tiềm năng mới cho đồng bằng”, Giáo sư Trân nhận định./.

Bài 3: Biến thách thức thành cơ hội

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).