ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 07:11:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể học đường không còn khói thuốc lá

Báo Cà Mau Một trong nhiều chương trình hành động mà huyện Thới Bình đặt ra đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tác hại của khói thuốc trong học đường.

Một trong nhiều chương trình hành động mà huyện Thới Bình đặt ra đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tác hại của khói thuốc trong học đường.

Theo Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh - Bộ Y tế), trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 100 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, nhiều hơn con số tử vong do tai nạn giao thông đường bộ. Trung bình 1 năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, cao hơn tổng số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS.

Giảm tác hại của thuốc lá trong học đường là một trong những mục tiêu quan trọng tại lễ mít-tinh phòng, chống tác hại của thuốc lá được huyện Thới Bình tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua.

Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi cho thấy, 10,3% học sinh nam và 4% học sinh nữ trả lời có ý định hút thuốc trong tương lai, trên 60% học sinh lứa tuổi này thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà. Việt Nam là 1 trong 15 nước có số người hút thuốc nhiều nhất trên thế giới. Nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống hữu hiệu, con số tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030.

Ông Nguyễn Tráng Kiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Tại huyện Thới Bình, trong những năm qua tỷ lệ người hút thuốc lá cũng còn khá phổ biến. Trong đó có những em học sinh hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường”.

Ðiều đáng lo ngại nhất hiện nay là xu thế giới trẻ tìm đến khói thuốc lá không hề có dấu hiệu giảm đi. Dù có rất nhiều người đã từng chứng kiến cảnh cha, ông mình bị giày vò đến chết vì khói thuốc lá. “Có không ít người trẻ tuổi nghiện thuốc lá, trong đó đa phần họ tìm đến thuốc lá là để tỏ vẻ ta đây là người lớn, là đàn anh, đàn chị. Họ coi thuốc lá là cách thể hiện sự “sành điệu” của bản thân. Và đây là những suy nghĩ thật sự nguy hiểm. Các em đâu biết rằng thuốc lá là loại chất kích thích cực kỳ nguy hiểm”, anh Ðặng Hoàng Thành, Phó Bí thư Huyện đoàn Thới Bình, nói.

 Trước thực trạng đó, công tác phòng, chống hút thuốc lá học đường nói riêng và phòng, chống tác hại thuốc lá trong cộng đồng nói chung là một vấn đề rất bức thiết. Hơn ai hết, đối tượng đáng được quan tâm nhất vẫn là tuổi trẻ, với những tâm lý đặc trưng rất dễ bị lôi kéo vào việc hút thuốc. Vì vậy, công tác phòng, chống hành vi hút thuốc lá ở học sinh là rất quan trọng.

Anh Ðặng Hoàng Thành chia sẻ: “Ðể góp phần đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá ở học sinh, không chỉ riêng trách nhiệm của nhà trường mà cần sự phối hợp từ 3 phía: nhà trường, gia đình và xã hội. Cần có chế tài nghiêm khắc đối với việc bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, nhà trường có những quy định phù hợp và có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh vi phạm; gửi thông báo vi phạm của học sinh về gia đình nhắc nhở, giáo dục. Ngoài ra, cần phải đi kèm với biện pháp giải thích cho học sinh hiểu về tác hại của thuốc lá”.

Ông Lê Hoàng Danh, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Thới Bình, cho biết: “Ðể đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá trong học đường, ngành giáo dục huyện Thới Bình đã đưa ra các giải pháp cụ thể như: cấm hút thuốc lá, đặc biệt là môi trường học đường, công cộng, đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động của từng năm. Thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khoá, chào cờ, sinh hoạt lớp, giáo viên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho học sinh hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp cho các em những kỹ năng từ chối hút thuốc lá và có ý thức "nói không với thuốc lá".

Bên cạnh, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, nhà giáo, công nhân viên ngành giáo dục để thực hiện tốt công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tổ chức có hiệu quả Tuần lễ quốc gia không khói thuốc lá trong học đường. Nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nơi làm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Treo biển hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá" ở hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc của nhà giáo, công nhân viên ngành giáo dục.

Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Nhà giáo, công nhân viên ngành giáo dục gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng. Ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.

Ông Nguyễn Tráng Kiện cho biết thêm: “Ðể đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá nói chung, trong học đường nói riêng, ngành giáo dục và đào tạo cần có những buổi sinh hoạt ngoại khoá tại các cấp học về tác hại của thuốc lá. Ðây sẽ là giải pháp thiết thực nhằm làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá đối với các em học sinh, sinh viên và ngăn chặn sự bắt đầu hút thuốc ở tuổi học đường”./.

Bài và ảnh: Kim Hoài

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).