ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:19:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể phát triển du lịch từ di tích

Báo Cà Mau Theo đánh giá của ngành chức năng, bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên, Cà Mau cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử (DTLS), di sản văn hoá. Thế nhưng thời gian qua, việc khai thác lợi thế này trong phát triển du lịch còn khá khiêm tốn.

Chưa khai thác du lịch đúng nghĩa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 55 di tích được xếp hạng (có 12 di tích quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh). UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1519/QÐ-UBND, ngày 9/6/2022, về việc phân cấp quản lý các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, theo đó đã phân giao trách nhiệm đối với UBND các huyện, TP Cà Mau, các cơ quan, tổ chức có liên quan và đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Một số di tích quốc gia và cấp tỉnh được quan tâm trùng tu, tôn tạo, phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khoá cho các đối tượng là học sinh, đoàn thanh niên, các đoàn khách đến tham quan.

Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (toạ lạc tại Phường 1, TP Cà Mau), một công trình văn hoá có ý nghĩa đặc biệt tại Cà Mau.

Nhìn tổng quan, Cà Mau có lợi thế trong khai thác du lịch di tích, du lịch tâm linh. Thế nhưng thực tế thời gian qua, số DTLS đã đưa vào khai thác phát triển du lịch chiếm tỷ lệ rất ít.

Ông Trần Trường Nguyên, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin TP Cà Mau, cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 4 DTLS cấp quốc gia và 11 DTLS cấp tỉnh. Các di tích này hằng năm được ngành chức năng quan tâm đề xuất trùng tu, tôn tạo để đón khách tham quan, du lịch. Thế nhưng, những tồn tại cần nhìn nhận là, hầu hết các DTLS trên địa bàn đều mang bản chất bảo tồn văn hoá, mà chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư khai thác du lịch.

Theo ông Nguyên, các DTLS do Nhà nước quản lý vẫn còn mang nặng cơ chế bao cấp, dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, chưa có cơ chế thích hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ sở hữu hoặc hợp tác doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm DTLS; có một số DTLS được đầu tư trùng tu, tôn tạo với kinh phí khá lớn, nhưng vẫn thiếu các điều kiện phục vụ khách du lịch như: bãi đậu xe, dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, vệ sinh công cộng, vui chơi giải trí. Cùng với đó, đội ngũ thuyết minh, hướng dẫn viên du lịch tại các điểm DTLS còn hạn chế. Ðối với những đoàn khách đi theo tour do các công ty du lịch tổ chức thì có hướng dẫn viên theo đoàn, nhưng các hướng dẫn viên này chỉ nắm thông tin một cách khái quát mà không am hiểu sâu sắc các giá trị văn hoá của các di sản tại các điểm tham quan, các điểm DTLS. Thiếu các ấn phẩm du lịch để giới thiệu với khách du lịch về giá trị của các DTLS trên địa bàn thành phố.

Với góc nhìn chung, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho biết, một số di tích, di sản có tính chất, giá trị lớn, hiện còn giữ được những hiện vật, song chưa được phát huy đúng mức, chưa biến nó trở thành tài nguyên du lịch. Khó khăn, hạn chế đã được nhìn nhận, chủ yếu là do các di tích đa phần là DTLS cách mạng, ở xa trung tâm tỉnh, các dịch vụ bổ trợ quanh điểm di tích chưa nhiều, đường đến di tích còn khó khăn nên khó tổ chức tour - tuyến du lịch với lượng khách lớn từ các công ty lữ hành; cơ sở vật chất kỹ thuật (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng...) chưa được đầu tư, làm hạn chế khả năng phát triển của điểm đến. Bên cạnh đó, nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp, công tác trùng tu, tôn tạo, phục dựng di tích còn chậm nên chưa đưa vào khai thác phát triển du lịch.

Khu di tích lịch sử “Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt” toạ lạc tại Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho Nhân dân và thế hệ trẻ.

Cần cơ chế, chính sách phù hợp

Ông Nguyên nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định, du lịch tâm linh đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến, có sự đóng góp to lớn và bền vững vào sự phát triển du lịch. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà còn có những giá trị về mặt tinh thần cho đời sống xã hội. Khách du lịch thường hội tụ về những điểm du lịch tâm linh như: chùa, đình, miếu, khu tưởng niệm, các di tích, những vùng đất linh thiêng, lễ hội đặc sắc...”.

Theo ông Nguyên, cần nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích các DN tham gia phát triển du lịch tại các điểm di tích. Có như vậy mới tạo điều kiện bảo tồn và phát huy những giá trị DTLS, chú trọng đầu tư các công trình phục vụ khách du lịch tại các điểm di tích để phục vụ du khách được tốt hơn.

Ðền thờ Vua Hùng (toạ lạc tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình) không chỉ là nơi phục vụ đời sống văn hoá tâm linh của Nhân dân, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược thu hút du khách và phát triển du lịch gắn với văn hoá tâm linh của địa phương.

Bên cạnh đó, hình thành và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại các điểm DTLS, tổ chức hướng dẫn cho khách tham quan ở các điểm di tích và kết nối các điểm du lịch lân cận một cách linh hoạt, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cần chú trọng trong việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về du lịch ở các điểm di tích, liên kết với các DN lữ hành để tạo nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế đến các DTLS. Ðồng thời, cần nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, các sản phẩm quà lưu niệm, dịch vụ ăn uống, thưởng thức nghệ thuật truyền thống...

Tập trung huy động đa dạng mọi nguồn vốn cho việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đến điểm du lịch, các khu di tích. Trên cơ sở quy hoạch cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nhằm mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, các khu di tích với quy mô thích hợp, có kiến trúc hài hoà với môi trường, cảnh quan thiên nhiên, để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách khi đến TP Cà Mau.

Cùng quan điểm trên, để khai thác hiệu quả hơn nữa những giá trị từ DTLS đối với hoạt động du lịch, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho rằng, trong thời gian tới cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích, di sản, đặc biệt là gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Cung cấp thông tin, trang bị những kiến thức cơ bản, các kỹ năng cần thiết để DN tham gia hiệu quả vào bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, giúp DN thấy được vai trò của mình trong một lĩnh vực hoạt động hết sức đặc biệt là vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá của địa phương. Khuyến khích các DN du lịch xây dựng chương trình du lịch, trong đó kết nối tour, tuyến du lịch sinh thái cộng đồng với các DTLS, các lễ hội để đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Tiếp tục phối hợp với các trường học tổ chức những buổi ngoại khoá giáo dục truyền thống đến học sinh, sinh viên.

Ðồng thời, tu bổ, chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh (theo phân cấp quản lý). Ngoài ra, kết cấu hạ tầng, giao thông đến các điểm di tích có tiềm năng phát triển du lịch cần phải đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Ðẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch sử ở địa phương...

 

Văn Ðum

 

Liên kết hữu ích

Declan Rice hoá hoạ sĩ, vẽ nên 2 kiệt tác đánh bại Real Madrid

Trong ngày hàng tiền vệ thi đấu thăng hoa với sự toả sáng của Declan Rice, Arsenal đã có chiến thắng thuyết phục trước Real Madrid tại tứ kết lượt đi Champions League.

Bóng lăn vòng 31, Bất ổn nhóm đầu

Sau hai ngày khởi tranh, vòng 31 giải Ngoại hạng Anh đã diễn ra nhiều cặp đấu đáng chú ý. Ở nhóm đầu, trong khi Arsenal bị Everton cầm chân, thì Liverpool thậm chí còn để thua Fulham, qua đó bỏ lỡ cơ hội bức phá trên bảng xếp hạng.

Du lịch Cà Mau cần chiến lược phát triển bền vững

Nổi bật với hệ sinh thái phong phú và tiềm năng du lịch đầy hấp dẫn, Cà Mau không chỉ thu hút du khách bởi những cảnh đẹp hoang sơ mà còn bởi nền văn hoá đặc sắc của cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng với những trải nghiệm gần gũi, chân chất của người dân Cà Mau là một điểm nhấn đặc biệt. Tuy nhiên, ngành du lịch Cà Mau vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, cần chiến lược phát triển bền vững để thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và lâu dài.

Chiêm ngưỡng hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới

Đảo Phú Quốc của Việt Nam vừa được vinh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới, vượt qua cả "thiên đường" Bali của Indonesia. Thành tích này được công bố bởi tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure trong khuôn khổ giải thưởng World's Best Awards thường niên, dựa trên bình chọn của hơn 186 ngàn độc giả.

Thắng nhẹ Everton, Liverpool xây chắc ngôi đầu

Có lợi thế sân nhà trong trận derby Merseyside với Everton, nhưng Liverpool phải khá vất vả mới có được chiến thắng tối thiểu, qua đó tiếp tục xây chắc ngôi đầu tại cuộc đua Ngoại hạng Anh.

Chư Nâm - Nón xanh cao nguyên

Nằm lặng lẽ giữa vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, núi Chư Nâm (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một điểm đến còn hoang sơ, ẩn chứa vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên. Với độ cao khoảng 1.472 m, Chư Nâm không quá hiểm trở như đỉnh Fansipan hay hùng vĩ như Lang Biang, nhưng mang trong mình sự bình yên của một vùng đất chưa bị khai phá nhiều.

Saka trở lại, Arsenal thắng nhẹ Fulham

Sau thời gian tạm nghỉ nhường sân chơi cho đội tuyển quốc gia và đấu trường Champions League. Rạng sáng nay giải Ngoại hạng Anh đã trở lại bằng các trận đấu của vòng 30. Với lợi thế sân nhà cùng những sự điều chỉnh nhân sự hợp lý, Arsenal đã có chiến thắng vừa đủ trước Fulham, qua đó rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua ngôi vương.

Cà Mau đoạt nhiều huy chương tại Giải vô địch cử tạ thanh thiếu niên quốc gia năm 2025

Giải vô địch cử tạ thanh thiếu niên quốc gia năm 2025 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk do sự uỷ nhiệm của Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.

Ðiểm đến tháng Tư

Nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2025”, trong tháng Tư tới đây sẽ diễn ra nhiều sự kiện văn hoá như: Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển. Các hoạt động nhằm khơi dậy truyền thống quê hương, đất nước, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau với du khách.

Gỡ khó cho người làm du lịch

Chủ trương để người dân cùng làm du lịch, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh được sự đón nhận và hưởng ứng của người dân, góp phần cho sự sôi động và phát triển của ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, bên cạnh sự khởi sắc, du lịch Cà Mau thời gian qua đồng thời bộc lộ nhiều “nút thắt”, “điểm nghẽn”, nhất là những trăn trở của người làm du lịch khi tham gia một “sân chơi” mới mẻ.