ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 02:45:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào di tích lịch sử quốc gia

Báo Cà Mau Toạ lạc tại xã Hàm Rồng, Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ thuộc Di tích quốc gia “Các địa điểm thuộc Xứ uỷ Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam”, giai đoạn cuối năm 1949 đến đầu năm 1955, là địa chỉ đỏ, điểm tham quan về văn hoá, lịch sử tiêu biểu của huyện Năm Căn.

Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ thành lập tại chiến khu Ðồng Tháp Mười, theo Sắc lệnh số 102/SL ngày, ngày 1/11/1947, của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Quyết định của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Ban Ấn loát có nhiệm vụ in và phát hành giấy bạc Việt Nam với nhiều mệnh giá, chủ động nguồn tài chính cho chính quyền cách mạng. Từ năm 1949, để bảo đảm bí mật, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được lệnh di chuyển về chiến khu U Minh. Ðến năm 1951, hàng trăm con người cùng với máy móc, thiết bị được di chuyển về xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

Khánh thành công trình Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, ngày 6/10/2014. Ảnh tư liệu

Nơi đây được coi là điểm dừng chân cuối cùng của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ và đã cho ra đời những tờ giấy bạc với mệnh giá 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng và 500 đồng, có biểu tượng hình Bác Hồ và biểu tượng công - nông - binh - trí. Ðịa điểm này cũng chính là nơi đội ngũ làm công tác in tiền phát triển lực lượng đông đảo nhất, có khi lên đến 400 người, và số lượng đồng tiền Cụ Hồ được phát hành lớn nhất trong thời điểm Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Tiền in ra được lưu hành khắp Nam Bộ, đã góp phần xác lập chủ quyền đất nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhằm ghi dấu sự kiện lịch sử đặc biệt này, năm 2001, Bia lưu niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được xây dựng tại xã Hàm Rồng. Ðến năm 2009, Bộ Tài chính quyết định nâng cấp, cải tạo công trình này. Ðặc biệt, ngày 27/7/2012, công trình Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 6/10/2014, trên khuôn viên rộng 5.320 m2; gồm một quần thể kiến trúc với các hạng mục chính như: tượng đài kỷ niệm, phù điêu, nhà bia ghi danh liệt sĩ, hệ thống sân vườn, ao cá, hàng rào, công trình chiếu sáng, bờ kè, vỉa hè... và đường nối lộ Hàng Dương đến tận sông Ðầm Cùng. Thời gian gần đây, địa phương tiếp tục được Bộ Tài chính hỗ trợ nâng cấp, mở rộng, xây dựng thêm một số hạng mục góp phần cho công trình di tích lịch sử thêm khang trang, sạch đẹp.

Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã trở thành địa chỉ đỏ, điểm tham quan về văn hoá, lịch sử tiêu biểu của địa phương. (Ảnh tư liệu: Ðại biểu tham quan Nhà truyền thống Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ nhân ngày khánh thành 27/12/2016).

Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, chia sẻ, công trình Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được đầu tư cơ bản đồng bộ, rất mong chính quyền địa phương xem đây là địa chỉ đỏ, cùng với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh tổ chức các hoạt động về nguồn, ngoại khoá. Thông qua đó, góp phần giúp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu, tự hào về những hoạt động của cha ông ở quê hương Hàm Rồng, Năm Căn đóng góp vào quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Ông Nguyễn Quốc Lịnh, Bí thư Ðảng uỷ xã Hàm Rồng, cho biết, thời gian tới, xã sẽ phối hợp với các ngành chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên để nắm vững về lịch sử Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, tiến tới tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giáo dục truyền thống tại đây. 

Bảo tàng tỉnh làm việc với các ngành huyện Năm Căn và xã Hàm Rồng bàn bạc, thống nhất một số nội dung tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam bộ trong thời gian tới.

“Qua đó, không những tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng và phát huy đồng bộ giá trị di tích trên địa bàn, mà còn đề cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, vun đắp lòng tự hào truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ðối với xã Hàm Rồng, đây còn là dịp để quảng bá, khai thác tiềm năng du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng trên quê hương anh hùng”, ông Lịnh chia sẻ./.

 

Văn Tưởng

 

Liên kết hữu ích
Tham khảo Xu hướng mới

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.