ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 02:18:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Báo Cà Mau

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu. Để có được chiến thắng này, trước đó đã có nhiều trận đánh, chiến dịch tạo tiền đề cho chiến dịch thần tốc. Tiêu biểu có Chiến dịch đường 14 - Phước Long (từ đêm 13/12/1974 đến ngày 6/1/1975).

Chiến dịch đường 14 - Phước Long được xem là “đòn trinh sát chiến lược”. Ảnh: Tư liệu

Diễn ra từ ngày 13/12/1974 - 6/1/1975, Chiến dịch đường 14 - Phước Long chưa phải là trận mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 nhưng đây là chiến dịch được coi là “đòn trinh sát chiến lược”.

Cách trung tâm chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa khoảng 120km về phía Bắc, căn cứ Phước Long có vai trò chiến lược trong thế trận phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, với mục tiêu giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, cắt đứt điểm nối giữa Sài Gòn với Nam Tây Nguyên, phía Bắc của Đông Nam Bộ và Đông Bắc Campuchia qua đường 331 và Quốc lộ 14, Chiến dịch đường 14 - Phước Long được quân giải phóng thực hiện từ ngày 13/12/1974 và kết thúc thắng lợi vào ngày 6/1/1975.

Nhiệm vụ thực hiện chiến dịch này được Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giao cho Quân đoàn 4, do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh. Để thực hiện chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã rút ra từ các sư đoàn và trung đoàn trực thuộc một lực lượng xung kích như sư đoàn 3 với một đại đội xe tăng và 1 đại đội pháo, một tiểu đoàn súng máy phòng không; sư đoàn 7 bộ binh, trung đoàn 429 đặc công, trung đoàn công binh 25, các đoàn hậu cần 210 và 235… Phương án tác chiến được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tấn công đánh chiếm các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài của Quân lực Việt Nam Cộng hòa xung quanh Phước Long như chi khu quân sự Bù Đăng, cứ điểm Bù Na, quận lỵ Bố Đức, chi khu Đức Phong, kiềm chế căn cứ quan sát của pháo binh tại núi Bà Rá. Giai đoạn 2 đánh thẳng vào thị xã Phước Long, chi khu quân sự Phước Bình và căn cứ Bà Rá, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long. Trải qua những trận chiến đấu cam go, đến 18 giờ ngày 6/1/1975, quân giải phóng đã tiến vào điểm cuối cùng là dinh Tỉnh trưởng Phước Long.

Chiến thắng của Chiến dịch đường 14 - Phước Long không chỉ giải phóng một tỉnh đầu tiên của Nam Bộ với hơn 50.000 dân mà còn tạo thế chiến trường, thăm dò tình hình, tạo đà để Đảng ta nhận định và xây dựng “kế hoạch thời cơ”: “Chiến dịch đường 14 - Phước Long là một trận thăm dò chiến lược, bởi trước hết chiến thắng này giải phóng hoàn toàn một tỉnh đầu tiên ở miền Nam, là cửa ngõ Sài Gòn, tạo ra bàn đạp lớn để khi thời cơ đến chúng ta có thể mở đòn tấn công. Thứ hai, đây là một đòn phủ đầu về tâm lý của quân giải phóng với ngụy quân Việt Nam Cộng hòa. Thứ ba, đây là đòn thử phản ứng đối với Mỹ, xem Mỹ có thể có khả năng quay trở lại Việt Nam sau khi ký kết Hiệp định Paris hay không? Chiến thắng Phước Long cho chúng ta thêm khẳng định và quyết tâm giải phóng đất nước”, Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long - nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nhận định.

Với chiến thắng này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở thông được hành lang chiến lược là đường Hồ Chí Minh tuyến từ Vĩnh Linh đến Bù Gia Mập, nối liền với Lộc Ninh và các căn cứ khác tại miền Đông Nam Bộ, tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ Bắc Sài Gòn của địch.

T.H (tổng hợp)

(còn tiếp)

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.