ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 20:52:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đền thờ Bác Hồ đầu tiên trên đất Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 4/9/1969, được tin Bác mất thì 7 ngày sau (12/9/1969), Đền thờ Bác Hồ được dựng lên ở hậu Nà Chim, gần ngã ba Kinh Đào, ấp Trại Lưới, xã Viên An (trước đây)

Đền thờ Bác Hồ tại ấp Cái Xép, xã Đất Mũi là 1 trong 22 đền thờ Bác được Nhân dân Cà Mau - Bạc Liêu dựng  lên để tưởng nhớ công đức của Người.       Ảnh tư liệu                                                                                                           

Ông Nguyễn Tài Bá (Ba Long), ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, nguyên cán bộ Tỉnh đội Cà Mau, kể lại: “Sáng 4/9/1969, tôi đang công tác tại một bộ phận Tỉnh đội Cà Mau, trong rừng đước huyện Ngọc Hiển, ông Ngô Văn Khá (Hai Khá), tổ trưởng một tổ Đảng ấp Trại Lưới, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (nay là ấp Biện Trượng, xã Đất Mới, huyện Năm Căn) cùng với người con trai, chống xuồng đến cơ quan, vừa  gặp tôi ông hỏi ngay:

- Chú và anh em ở đây có hay tin gì không?

Tôi hỏi:
- Nghe tin gì?

- Bác Hồ mất rồi! - Ông trả lời giọng run run, nước mắt tuôn trào.

- Bác mất hồi nào? - Tôi kêu lên.

- Mất hồi 9 giờ sáng hôm qua.

- Ủa, sao sáng nay tụi tôi bắt đài mà không nghe nói?

- Đài Hà Nội báo tin lúc 5 giờ - ông Hai Khá nói, rồi khóc ròng!

Anh em được tin xúm lại cả năm, sáu chục người, lúc đó có các đồng chí ở Tỉnh đội xuống. Tất cả đều khóc. Lát sau, ông Hai Khá lau nước mắt, nói với tôi:         

- Bây giờ có cách nào chú xin cho tôi một tấm ảnh Bác để tôi đem về nhà, tôi thờ!

 Tôi nói với ông:

- Anh đem ảnh Bác về để thờ thì cũng được, nhưng nếu anh em mình cùng thờ chung với nhau có được không? Có thể làm nhà thờ thờ Bác ở hậu Nà Chim, ngã ba Kinh Đào, gần nhà anh?

 Ông nói:

- Được. Như vậy thì hay quá rồi.

Chúng tôi họp lại nhau bàn kế hoạch. Rất may lúc đó có đồng chí Nguyễn Văn Tiến (Ba Một), Bí thư Xã uỷ Viên An và 4 đảng viên cùng dự. Đồng chí Bảy Lễ, cán bộ Tỉnh đội, lúc đó còn thanh niên, khóc quá trời, không tính toán gì được. Khi kế hoạch thống nhất rồi, em Sang là Trung đội trưởng, cha mẹ đều bị bọn Bình Hưng sát hại, trực tiếp dẫn anh em vào rừng đốn đước. Chúng tôi huy động trên chục lực lượng. Búa, cưa, đục, bào cơ quan có sẵn, lá lợp thì đi mua...

Ngày 4/9/1969, được tin Bác mất thì 7 ngày sau (12/9/1969), Đền thờ Bác Hồ được dựng lên ở hậu Nà Chim, gần ngã ba Kinh Đào, ấp Trại Lưới, xã Viên An (trước đây). Đền thờ làm thật gọn, mỗi cạnh hơn 4 mét, kê tán trên sàn cao. Ván lót sàn bằng gỗ đước. Hai đầu song dừng lá, phía sau đóng vách bằng ván mắm. Ông Hai Khá về nhà chở bộ tranh thờ ông bà vào và mua một chiếc lọ bằng sành để làm lư hương. Ảnh Bác Hồ được lộng trong khung to và làm bục cao để trưng lên giữa đền. Vợ chồng ông Ba Thu, nhà ở gần đền là người đến đền thắp hương mỗi ngày. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào khi đi ngang qua đều ghé đốt hương kính viếng Bác".

Khi được hỏi, ông còn nhớ điều gì có liên quan đến việc xây dựng đền thờ Bác Hồ ngay sau khi Bác mất? Ông Nguyễn Tài Bá nói: “Lúc đó rừng đước bạt ngàn, còn anh em làm bất kể ngày đêm. Những ngày dựng đền thờ, ông Hai Khá cứ khóc hoài. Tôi động viên: Thôi, anh hãy tỉnh táo để lo việc xây cất. Tôi cũng đau lòng lắm chớ. Công ơn của Bác biết lấy gì sánh được. Bác mất ai mà không đau đớn, nhưng anh phải ráng vượt qua để anh em tập trung làm thật tốt mới được...".

Xây dựng đền xong, ông Hai Khá về nhà mang ra con gà luộc và trà bánh, nhang đèn. Ông còn đem theo một bộ bình trà để trên bàn thờ. Ông sắm sẵn như vậy để bà con, anh em sau này đến cúng Bác. Khi tổ chức lễ tang, tất cả anh em trong cơ quan và bà con trong ấp đều đến thọ tang Bác. Lúc nghe đọc tiểu sử và Di chúc của Bác, mọi người đều khóc nức nở, hứa quyết tiêu diệt thật nhiều địch để báo đền công ơn trời biển của Bác. Sau này, vào những ngày 19/5 hoặc 2/9, bà con và anh em ở đây đều đến thắp hương, kể chuyện về Bác, nhiều người không cầm được nước mắt.

Bọn địch đánh hơi, tìm cách phá hoại đền thờ. Cán bộ, chiến sĩ Viên An xem việc đánh địch bảo vệ Đền thờ Bác Hồ là trách nhiệm thiêng liêng nhất. Tên Đại uý Chà, Trưởng đồn Ông Trang cứ đưa lính càn vào mấy lần nhưng chúng không sao đến được gần đền. Sau này tên Chà bị ta bắt, hắn khai rất rõ tội lỗi của hắn trong những lần tìm cách đánh phá Đền thờ Bác Hồ”.

Ông Nguyễn Tài Bá còn kể, dự kiến của mình là sẽ bàn với lãnh đạo xã Tân Hưng Tây, nơi ông giữ chức Bí thư Đảng uỷ sau ngày giải phóng và đang nghỉ hưu, vận động cán bộ hưu trí và bà con trong xã xây dựng một ngôi đền để thờ Bác Hồ tại trung tâm xã. “Mỗi người một ít, góp gió làm bão, nhất định sẽ làm được”, ông nói như một lời tuyên thệ.

Ý tưởng và việc làm của ông Ngô Văn Khá, của ông Nguyễn Tài Bá cùng đồng bào, đồng chí vùng cuối trời Tổ quốc khác nào những viên ngọc sáng ngời về tấm lòng người Cà Mau đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam ngay khi Bác vừa qua đời./.

Trường Sơn Đông 

Công tác tuyên giáo chủ động trong tình hình mới

Tổng bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Ðảng ta đã chỉ ra mục tiêu của công tác tuyên giáo trong giai đoạn cách mạng mới: “Tạo ra sự thông suốt, đoàn kết, nhất trí, tạo khí thế thi đua trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân thực hiện các chủ trương, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên giáo phải làm cho quan điểm của Ðảng, Nhà nước thấm sâu vào trái tim, khối óc của từng đảng viên, từng người dân, khơi dậy ý chí, động viên toàn dân quyết tâm hành động, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; tinh thần tự lực, tự cường, khả năng sáng tạo, tạo ra phong trào hành động cách mạng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Ðảng; 100 năm thành lập nước; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động”.

Tạo thế và lực để Cà Mau cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm cao của Ðảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương nên kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực; đã tạo khí thế phấn khởi, niềm tin to lớn của toàn Ðảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà trước khi bước vào năm 2025. Ðặc biệt những ngày cuối năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau vinh dự được đón tiếp đồng chí Tô Lâm, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, người đứng đầu Ðảng ta cùng Ðoàn công tác của Trung ương về thăm, làm việc, thể hiện sự quan tâm lớn lao, cùng với tình cảm sâu sắc và định hướng những giải pháp quan trọng, gợi mở nhiều vấn đề rất quý báu đối với sự phát triển nhanh, bền vững, toàn diện của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảng là lẽ sống, niềm tin

Tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện. Từ đây, Ðảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những mốc son chói lọi trên chặng đường 95 năm vinh quang rực rỡ.

Vững niềm tin vươn tới

Đổi mới phương pháp lãnh đạo của Ðảng gắn với đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, bám sát cơ sở, năm 2024 nhiều cán bộ lãnh đạo Trung ương về với Cà Mau; nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh luôn sâu sát cơ sở và có mặt tại hầu khắp những điểm nóng, những công trình trọng điểm, sự kiện quan trọng... để chỉ đạo, động viên các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Những lá thư còn lại

Tự nhận mình có viết thư, biết cảm nhận cái nghĩa, cái tình qua những bức thư ấy, một thời là công cụ giao lưu tình cảm gia đình, đồng đội, bạn bè, có khi là cánh én báo hiệu tình yêu nảy nở. Còn vì một tiếc nuối khác, chiến tranh đã kết thúc 50 năm, sứ mệnh của những lá thư đó cũng đã chấm dứt vai trò cầu nối của mình, những lá thư còn được giữ lại như một kỷ vật quý báu, nếu được xếp ở một góc nhỏ trong bảo tàng, chỉ những chữ đề “Con gái thương yêu của mẹ"; "Anh Chín kính mến"; "Em thân yêu...” người xem dễ chạm vào xúc động, bâng khuâng.

Đi B

Nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Thể nằm trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau. Gian trước dành một khoảng khiêm tốn làm phòng mạch, thỉnh thoảng có vài bệnh nhân quen tới khám. Kế trong là bàn tiếp khách. Khắp phòng treo khá nhiều tranh ảnh nghệ thuật. Một cây đàn trên giá. Khi không có bệnh nhân thì ông thường ôm đàn, phong cách rất nghệ sĩ, và ông cũng thích giao du với giới văn nghệ sĩ Cà Mau.

Khẩn trương nghiên cứu, quán triệt các nội dung được Trung ương thông qua để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất cao về những nội dung trong chương trình Hội nghị.

Trao Huy hiệu 65 tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Tấn Lộc

Chiều 23/1, đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đến trao Huy hiệu 65 tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Tấn Lộc, hiện sinh sống tại Khóm 7, Phường 6, TP Cà Mau.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng nay (23/1), Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, tại Hà Nội, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng đến kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng.