ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 11:16:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dệt chặng đường mới cho nông thôn

Báo Cà Mau Từ một địa phương chủ yếu đi lại bằng phương tiện thuỷ, sau gần 6 năm xây dựng NTM, hiện nay Phú Mỹ đã có đường trục liên xã tổng chiều dài 26 km. Trong đó, lộ nhựa cấp 6 dài hơn 8 km, lộ bê-tông 2,5 m có tổng chiều dài hơn 18 km, đạt 100% tổng số lộ liên xã.

Một năm nữa sắp qua đi, Cà Mau đã trải qua hành trình gần 6 năm xây dựng nông thôn mới (NTM). Diện mạo nông thôn nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã có bước khởi sắc. Những xã trong lộ trình về đích năm 2016 đã được các thành viên Ban Chỉ đạo NTM thẩm định và đánh giá cao. Một bức tranh về nông thôn mới đã được dệt nên bởi những người nông dân cần cù, tận tuỵ.

Gần 6 năm qua, tỉnh tập trung nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tính đến nay, Cà Mau có 17/82 xã đạt chuẩn NTM, đạt 20,7% tổng số xã. Ngoài ra, đến thời điểm này có 4 xã (Phú Mỹ, Khánh Bình, Khánh Lộc và Trần Hợi) được Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo NTM xem xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Ðây là những kết quả nổi bật của tỉnh trong việc hoàn thiện hạ tầng nông thôn, đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội toàn diện ở nông thôn.

Vẫn còn khó trăm bề…

Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QÐ-TTg bao gồm 19 tiêu chí có 49 nội dung và quyết định này có hiệu lực thi hành vào ngày 1/12/2016. Quyết định 1980 ra đời đã đặt các xã đang xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh rơi vào thế khó. Khó bởi, trước giờ các xã xây dựng NTM căn cứ theo Quyết định số 2025/QÐ-UBND ngày 31/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh. Và như vậy, với lần thẩm định này thì Ban chỉ đạo đã phải căn cứ theo tinh thần cùng lúc của 2 quyết định trên nên rất khó khăn trong xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM.

Giao thông nông thôn hoàn thiện góp phần rất lớn cho xã Phú Mỹ xây dựng thành công nông thôn mới.

Với quy định về xây dựng NTM trong giai đoạn mới (2016-2020) này, một số tiêu chí có yêu cầu cao hơn như: thu nhập phải là 50 triệu đồng/người/năm (trước đây là 40 triệu đồng); hộ nghèo đa chiều là 4% (trước đây là 7%); tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT phải là 85% (trước đây là 70%); về tổ chức sản xuất thì phải có hợp tác xã hoạt động đúng Luật Hợp tác xã 2012 (trước đây là có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động hiệu quả); tổ chức chính trị, xã hội của xã cũng phải đạt từ loại khá trở lên (trước đây là loại tiên tiến).

Với những quy định vừa thẩm định theo Quyết định 2025 và vừa áp dụng hướng theo Quyết định 1980, Hội đồng thẩm định tỉnh đã tiến hành thẩm định thực tế có bổ sung báo cáo của xã, huyện tại 4 xã nêu trên. Về cơ bản áp dụng theo Quyết định 1980 ngày 17/10/2016 bao gồm 49 nội dung cụ thể thì Hội đồng thẩm định đã áp dụng được 40 nội dung để xem xét kết quả thực hiện. Còn lại 9 nội dung Hội đồng thẩm định chưa thể áp dụng ngay, phần lớn là những nội dung UBND tỉnh chưa ban hành quy định chi tiết, chỉ tiêu thực hiện. Mặt khác, tại thời điểm thẩm định nhưng cơ sở chưa được triển khai nên chưa đủ điều kiện để tính đến kết quả thực hiện. Do đó, 9 nội dung trên so với Quyết định 2025 thì đạt kết quả tốt nhưng so với 1980 thì chưa thể thực hiện được.

Dân liệu sẽ xong

Xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là một địa phương có điều kiện đi lại rất khó khăn lúc trước khi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chương trình này thì đã có nhiều sự đổi thay trên quê hương anh hùng này. Hiện tại, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chỉ còn 64 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm 3,1%. Ðây là một trong những địa phương ở nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới thấp nhất toàn tỉnh.

Chánh Văn phòng Ðiều phối quốc gia xây dựng NTM Ðoàn Văn Bình nhận định: “Xã Phú Mỹ trong những năm qua đã làm nên những diện mạo có những cái nhất trong toàn tỉnh: hộ nghèo thấp nhất so với 82 xã, lộ giao thông liền mạch nhất, đặc biệt sự đồng lòng của người dân chính là cái nhất, quan trọng nhất”.

Từ một địa phương chủ yếu đi lại bằng phương tiện thuỷ, sau gần 6 năm xây dựng NTM, hiện nay Phú Mỹ đã có đường trục liên xã tổng chiều dài 26 km. Trong đó, lộ nhựa cấp 6 dài hơn 8 km, lộ bê-tông 2,5 m có tổng chiều dài hơn 18 km, đạt 100% tổng số lộ liên xã. Ðường trục ấp, liên ấp có tổng chiều dài hơn 35 km, đã xây dựng được hơn 28 km lộ bê-tông, đạt 80%. Có 83% đường xóm nhánh lộ bê-tông. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của Nhân dân.

Ông Lê Văn Hai, ấp Lung Môn, xã Phú Mỹ, bộc bạch: "Từ ngày có chủ trương xây dựng NTM diện mạo nông thôn khác nhiều lắm. Ðường sá khang trang, khoa học - kỹ thuật được áp dụng bài bản, việc sản xuất thuận lợi hơn, đời sống người dân tiến bộ rõ nét”.

Bằng sự kỳ quyết của địa phương, xã Phú Mỹ đã làm nên một kỳ tích mới. Ða phần các thành viên trong tổ thẩm định đã có một nhận xét giống nhau về Phú Mỹ, rằng: “Trong 17 xã đã đạt chuẩn NTM, Phú Mỹ là điểm sáng thứ 2 (sau xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi)”. Từ việc chủ động xuống dân để tuyên truyền và giúp đỡ, vận động Nhân dân tham gia xây dựng NTM nên địa bàn huyện Phú Tân đã có được những địa phương đạt một số tiêu chí ở mức cao như hiện nay.

Lộ trình xây dựng NTM còn dài, còn nhiều tiêu chí cần đạt được trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhìn lại những kết quả đã đạt được trong gần 6 năm qua cho thấy sự thay da đổi thịt ở vùng nông thôn tỉnh là rất lớn và rất đáng ghi nhận./.

Hội đồng thẩm định tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2016 tại từng xã đạt được những kết quả khá tốt. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả 4 xã đều dưới 4% (7% theo Quyết định 2025); thu nhập đều trên 33 triệu đồng/người/năm; trường học đạt chuẩn đều trên 70%; 4/4 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; bảo hiểm y tế xã đạt thấp nhất là 86,41%, cao nhất là 94,63%; giao thông ấp, liên ấp xã đạt thấp nhất là 50%, cao nhất là 80% (50%), đường xóm, nhánh xã đạt thấp nhất là 48%, cao nhất là 83% (30% cứng hoá); 4 xã đều có tổ chức được hợp tác xã theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2012 và một số tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả xây dựng mô hình sản xuất theo hướng tích cực ở các xã NTM; các trung tâm văn hoá - thể thao hoặc nhà văn hoá xã 100% trụ sở sinh hoạt các ấp của 4 xã đều đạt yêu cầu theo quy định.

Bài và ảnh: Huệ Như

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.