ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 11:51:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Di dời dân nghèo để làm tái định cư

Báo Cà Mau (CMO) Khu tái định cư Ấp 17, xã Khánh An (tuyến kinh T29) được xây dựng là chủ trương đúng đắn của huyện U Minh nhằm tạo điều kiện cho những hộ chính sách khó khăn, hộ nghèo có nơi định cư, định canh, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện nảy sinh những dư luận chưa tốt.

Trong đó, nổi cộm là việc bình xét chưa công khai; di dời dân nghèo, hộ chính sách đã gắn bó với đất đai hàng chục năm để làm tái định cư. Các hộ dân thuộc diện bị trục xuất đến nay kiên quyết không dời đi, trong khi đó phía chính quyền cũng chưa có động thái giải quyết thoả đáng.

Đất rừng thành đất tái định cư

Ông Trần Văn Tài, Ấp 17, xã Khánh An, hiện là Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp, gắn bó với đất này từ buổi khai khẩn, cho biết: “Trước đây, toàn bộ khu tái định cư là đất do Lâm ngư trường U Minh 3 quản lý. Đến khoảng năm 2000-2001, rừng cháy dữ dội, đất hoang hoá dần và đến năm 2005 thì có chủ trương làm khu vực sắp xếp dân cư”.

Gia đình chị Loan, anh Vàng phải bẻ trái giác, hái bông sậy để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Lúc này, các hộ dân thuộc xóm rẫy Kinh 28,5 được vận động về ở nhưng bà con không chịu. Đất lúc này gần như không thể sản xuất do bạc màu, phèn mặn và gốc tràm dày đặc. Một số anh em của lâm ngư trường bị cắt hợp đồng (năm 2006 Lâm ngư trường U Minh 3 giải thể) đành phải mướn đất để sinh kế, một số hộ dân vì quá nghèo đành “cắm dùi” khai khẩn, canh tác trên diện tích đất trống vùng đệm này.

Ông Đỗ Thanh Lương, dân cố cựu ở T29, cho biết: “Khoảng 7 hộ thuộc diện này thôi, trong đó có 2 người nguyên là nhân viên lâm ngư trường, 1 hộ người Khmer, 2 hộ còn lại thì nghèo dữ lắm”.

Xã Khánh An cũng đã cấp hộ khẩu, làm hợp đồng thuê đất và cất nhà 134 cho các đối tượng này. Cuộc sống tưởng yên ổn, ai ngờ đến năm 2016, xã Khánh An thông báo các hộ này phải di dời gấp để lấy quỹ đất làm khu vực tái định cư. Hiện tại khu vực này đã có 35 hộ vào ở, với diện tích đất bình quân mỗi hộ 1,5 ha.

Ông Hai Tài và Sáu Lương nhận định: “Đúng là đất công, của Nhà nước, nhưng người ta gắn bó, cải tạo bấy nhiêu năm, cũng là người dân tộc, gia đình chính sách, hộ nghèo mà di dời như vậy là chưa hợp lý. Nói thiệt, bà con ở đây ai cũng bức xúc”.

Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Ấp 17, công an viên phụ trách địa bàn, thở dài: “Tui cũng công tác, cũng cống hiến ở địa phương, trước là nhân viên của lâm ngư trường, lại thờ bác ruột là liệt sĩ mà mấy ổng cũng đuổi”. Ông Đa có làm yêu cầu lên huyện, tỉnh, cũng có đoàn về xác minh, lập biên bản nhưng theo ông: “Chắc hổng ăn thua rồi”.

Ông Đa nói: "Bao lâu nay gắn bó với đất này, giờ đất mới sinh lợi chút đỉnh thì trục xuất đi, hỏi tui đi đâu bây giờ. Tui còn vợ con nữa, cuộc sống cũng có hơn ai đâu”.

Ông Đa khẳng định: “Có thế nào đi nữa, mồ hôi nước mắt của tui, của bà con đổ xuống đây, Nhà nước phải giải quyết thoả đáng. Trục xuất dân nghèo ở đây để dân nghèo nơi khác về tái định cư, vậy có thấu tình, đạt lý chưa?”.

Nhiều băn khoăn của người dân

Khu vực này thuộc Tiểu khu 066-067 với diện tích trên 300 ha. UBND huyện U Minh chủ trương cấp đất cho các đối tượng không đất sản xuất thuộc diện hộ nghèo, chính sách, dân tộc và phân bổ đều tất cả các xã, thị trấn trong huyện.

Quy trình xét chọn đối tượng về khu vực tái định cư T29 được cho là thiếu công khai. Ông Hai Tài và Sáu Lương đều công tác đoàn thể của Ấp 17 nhưng không có trong thành phần dự họp bình xét. Rốt cuộc, bà con Ấp 17 cũng không ai có mặt và người tham gia dự xét chỉ là Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp 17.

Trước đó, Ấp 17 có 2 trường hợp được vào khu tái định cư, sau chỉ còn 1 hộ đủ điều kiện. Đương nhiên các hộ còn lại thuộc diện phải di dời. Phóng viên được biết, một số hộ vào khu tái định cư thuộc diện có “bà con” với các cán bộ có vị trí của huyện U Minh. Hiện tại, các hộ này vẫn bỏ hoang phần đất được cấp. Chính những lý do như trên nên sự băn khoăn của người dân nơi đây càng thêm gia tăng.

Chị Tăng Thị Loan và chồng, anh Trần Văn Vàng, đang mải miết bẻ trái giác, gom bông sậy, anh chị nói: “Hồi đó về đây đất hoang hoá, hang hốc, vợ chồng tui phải lật gốc tràm, un than biết bao nhiêu mùa mới thành đất thuộc. Mới ổn định thì bị đuổi đi, làm sao cho cam”.

Chị Loan bộc bạch: “Giờ cuộc sống vợ chồng còn cực khổ quá, phải làm mướn đủ nghề để sống, biểu đi thì đi đâu, sống bằng gì”. Ao ước của chị Loan là làm sao các cấp chính quyền ngó thấu cái khổ của người dân, tạo điều kiện để những đối tượng như chị được yên ổn sinh sống trên phần đất đã tốn bao nhiêu tâm sức mới có được. Chị Loan cũng biết đất là đất công, mình tự tiện làm là sai, nhưng khu vực này vẫn còn nhiều khu đất trống, chưa phân cho ai, nên gia đình cứ hy vọng sẽ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ.

Riêng anh Danh Hận, chỉ có cái nền nhà đã được Nhà nước cất theo Chương trình 134, hỏi: “Giờ đi là đi đâu, tui chỉ muốn làm sao Nhà nước giải quyết cho cái nền nhà để ở rồi từ từ mần mướn sống. Hổm rày mấy ông cán bộ vô đuổi hoài, tụi tui rầu quá”.

Nhà anh Hận hiện có 4 nhân khẩu, phải trông chờ vào nghề bán cá, bán nước đá của anh để sống qua ngày. Anh Hận tha thiết: “Chắc sống ở đây, chết cũng ở đây luôn, chớ gắn bó mấy chục năm rồi giờ đi đâu nữa”

Phạm Lê Nguyên

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó chủ tịch UBND xã, khẳng định, chủ trương của UBND huyện là đúng, nhất là trong việc siết chặt quản lý đất công như hiện nay. Xã Khánh An có 4 hộ được sắp xếp vào khu vực tái định cư, định canh do chỉ tiêu xét chọn chia đều cho các địa phương nên ưu tiên những trường hợp thật sự khó khăn. Ông Kiên cũng xác nhận, phản ánh của người dân Ấp 17 là đúng thực tế về hoàn cảnh của một số hộ dân (trong 7 hộ dân thuộc diện di dời), trong đó có hộ nghèo, hộ chính sách, hộ dân tộc và đều không có đất sản xuất.
Trực tiếp ông Kiên cũng làm việc với các hộ này, người dân đều nhận thức được vấn đề đây là đất công, nếu chiếu theo lý thì bà con không đúng. Tuy nhiên, ông Kiên chia sẻ: “Sau khi tìm hiểu thực tế, quả thật đời sống bà con vô cùng khó khăn, nhiều hộ đủ điều kiện để xét ưu tiên cấp đất. Hơn nữa, dù nguồn gốc là đất công, nhưng bà con cũng đã gắn bó lâu, có công khai phá, cải tạo. Nếu kiên quyết di dời thì cuộc sống sau này của người dân chưa biết tính thế nào”.

UBND xã Khánh An đã có báo cáo với UBND huyện, đề xuất xem xét, ưu tiên giải quyết cấp đất ở, đất sản xuất cho các hộ đủ điều kiện (4 hộ), còn lại thì giải quyết nền nhà ở. Ông Kiên cũng mong muốn: “Các cấp thẩm quyền xem xét nguyện vọng của bà con, có hướng giải quyết thấu lý, đạt tình, mà mục tiêu cao nhất là chăm lo cho đối tượng người dân thật sự khó khăn”.
Riêng về chuyện bình xét, ông Kiên nói rằng, do quy trình chỉ khảo sát nhanh nên không họp dân công khai. UBND xã Khánh An cũng kiên quyết gạt bỏ những hộ không đủ tiêu chí hoặc có “bà con, họ hàng” với bất cứ cán bộ nào. Thông tin mới nhất, UBND huyện U Minh cũng chưa có ý kiến về vấn đề này.

Anh Danh Hận cho biết: “Giờ đuổi đi thì đi đâu? Chắc sống chết gì tui cũng ở đây”.

 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.