ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 12-12-24 20:53:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm nhấn du lịch cộng đồng

Báo Cà Mau Lần đầu tiên đặt chân lên mũi đất tận cùng cực Nam Tổ quốc, được chạm tay vào cột mốc toạ độ quốc gia và được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị cùng người dân Đất Mũi, anh Nguyễn Trung Hận, quê ở tỉnh Sóc Trăng, cảm thấy vô cùng thú vị.

Lần đầu tiên đặt chân lên mũi đất tận cùng cực Nam Tổ quốc, được chạm tay vào cột mốc toạ độ quốc gia và được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị cùng người dân Đất Mũi, anh Nguyễn Trung Hận, quê ở tỉnh Sóc Trăng, cảm thấy vô cùng thú vị.

Anh Hận chia sẻ cảm xúc: “Lần đầu tiên tôi đưa gia đình đến Khu Du lịch Đất Mũi, chủ yếu để tận mắt nhìn thấy cột mốc toạ độ và tham quan thắng cảnh Mũi Cà Mau. Cảm giác thật sảng khoái khi bốn bề là bao la rừng, biển. Khu du lịch cộng đồng cũng rất rộng và thoáng mát, người dân Đất Mũi hoà đồng, phục vụ ân cần, vui vẻ với các món ăn đậm chất Nam Bộ rất tuyệt vời”.

Nhiều mô hình du lịch được các nhà vườn khai thác với mục đích tạo cảm giác thư giãn cho du khách. (Trong ảnh: Khu Du lịch sinh thái Thiện Chí Thới Bình thôn).

Những năm qua, cùng với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, du lịch Cà Mau có những bước đi vững chắc, ngày càng thu hút khách du lịch hơn. Và du lịch sinh thái cộng đồng là mô hình hứa hẹn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho du lịch Cà Mau.

Phát huy tiềm năng

Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, thời gian qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau cùng các ngành liên quan tập trung thực hiện nhiều giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thiết chế văn hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch lại các vùng. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho các nhà vườn làm du lịch, xây dựng các điểm nghỉ và dừng chân, tổ chức nhiều cuộc hội thảo về làm du lịch sinh thái, tổ chức cho các nhà vườn đi tham quan các mô hình du lịch sinh thái thành công ở các tỉnh, mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch sinh thái cho người dân…

Hiện các dự án du lịch cộng đồng được người dân đồng tình và đã đưa vào khai thác. Một số mô hình được đầu tư bài bản, bước đầu thu hút lượng khách tham quan khá lớn. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nhuần (Năm Nhuần), ở ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi.

Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng của gia đình ông Nhuần được đầu tư bởi Dự án SIDA - Thuỵ Điển, không hoàn vốn. Gia đình ông hiện có 9 ha đất rừng ngập mặn, chủ yếu trồng đước, mắm và nuôi thuỷ sản. Trên diện tích này, ông xây dựng không gian thư giãn khá lý tưởng cho du khách, với những cụm nhà sàn trên mặt nước, sàn gỗ, lợp lá. Đến đây, du khách vừa được nghỉ ngơi, thư giãn trong không khí thật mát mẻ, lại được thưởng thức những món hải sản tươi sống đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, còn có thể bơi xuồng trong vuông tôm, được tự do câu cá, bắt ốc len, sò huyết… Ngoài ra, du khách ở xa có thể nghỉ đêm tại đây.

Bà Lương Thị Phượng (vợ ông Năm Nhuần) tâm sự: “Lúc đầu mở mô hình du lịch này, gia đình cũng hơi lúng túng, nguồn vốn không có và cũng không biết làm như thế nào. Nhờ được Dự án SIDA - Thuỵ Điển chọn gia đình tôi làm thí điểm và địa phương hướng dẫn nên quen dần. Ban đầu ít khách, nhưng nhờ nhiều người giới thiệu nên lượng khách tăng dần, đông nhất là vào các dịp hè và ngày lễ. Hiện tại ở ấp có 3 gia đình làm mô hình này”.

Cách trung tâm huyện Thới Bình khoảng 2 km, khu du lịch sinh thái nhà vườn mang tên Thiện Chí Thới Bình thôn đang hình thành trên diện tích 6 ha. Dù chưa chính thức khai trương nhưng hầu như ngày nào cũng có vài đoàn khách đến tham quan. Chị Trần Thị Duyên Hồng, Chủ Doanh nghiệp Thiện Chí Thới Bình thôn, cho biết, ban đầu tạo dựng mảnh vườn này chủ yếu để làm nơi thư giãn cho gia đình và tụ họp bạn bè vào những dịp cuối tuần. Dần dần ý tưởng làm du lịch nhen nhóm hình thành, 3 anh em chị bàn nhau và bắt tay vào thực hiện. Trong vườn hiện có rất nhiều gốc cây ăn trái có tuổi thọ hàng chục năm như: dâu, dừa, xoài..., đủ loại rau, cá đồng.

 “Với mong muốn du khách đến đây không chỉ để thư giãn mà còn được thưởng thức những món ngon, đặc trưng của đồng quê, tôi quan tâm đầu tư rất nhiều vào các món ăn, từ việc chọn gạo là gạo từ nguồn lúa sạch do gia đình tự sản xuất, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, rau trong vườn, cá trong vuông tôm và ao vườn, đặc biệt là khai thác món mắm cá lóc nổi tiếng của Thới Bình”, chị Hồng chia sẻ.

Không chỉ được thưởng thức món ăn ngon, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại khu du lịch này như câu cá, đặt cua, cất vó và được thưởng thức "chiến lợi phẩm" do mình thu hoạch được.

Hiện mô hình này đã được huyện Thới Bình đưa vào quy hoạch.

Tạo điểm nhấn cho du lịch

Quy hoạch tổng thể du lịch Cà Mau đến năm 2030 đã xác định, sản phẩm chính của Cà Mau là du lịch sinh thái, du lịch địa lý, tăng cường phát triển quà tặng. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành việc điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chi tiết khu quy hoạch xây dựng Khu Công viên Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau (đã được phê duyệt theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 29/2/2012) với cồn Ông Trang; Khu Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ; Khu Du lịch Văn hoá - Thể thao đầm Thị Tường; Khu Di tích Bác Ba Phi.

Du khách có thể thưởng thức những món ăn dân dã đầy chất Nam Bộ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Đất Mũi.

“So với một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, khả năng thu hút khách nội địa của Cà Mau tương đối cao, nhưng thị trường khách quốc tế còn thấp”, anh Trần Xuân Trường, Trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhận định.

Bà Lương Thị Phượng cho biết: “Sắp tới gia đình sẽ đầu tư mở rộng khu du lịch sâu vào rừng, bắc cầu khỉ đi vào rừng, cất khoảng 5-8 chòi để khách có chỗ nghỉ chân khi tham gia các dịch vụ bắt ốc len, câu cá, giăng lưới…”.

Để tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch tỉnh nhà trên cơ sở có sự liên kết, phối hợp liên tỉnh, liên vùng, thời gian qua, ngành du lịch Cà Mau đã ký kết hợp tác trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quảng bá xúc tiến với một số tỉnh, thành như: TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh; tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL về thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

Chị Duyên Hồng cũng phấn khởi cho hay: “Với mô hình thân thiện với môi trường, dù chưa đi vào hoạt động nhưng lượng khách đến đây cũng khá đông vào dịp lễ hoặc các ngày nghỉ trong tuần. Từ khi có con đường xuyên Á thuận tiện trong việc đi lại, gia đình tôi đã đón được khách từ Kiên Giang đến tham quan, nghỉ ngơi, đặc biệt còn có một số đoàn khách từ các tỉnh phía Bắc”.

Anh Trần Xuân Trường thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khảo sát các tuyến du lịch nhằm có kế hoạch nối tuyến để khai thác, tránh sự nhàm chán cho du khách, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch Cà Mau; đồng thời nghiên cứu các điểm dừng chân cho khách nghỉ hợp lý. Như tuyến T19 ven rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ (tuyến Cà Mau - U Minh - Sông Trẹm, trong đó có Hợp tác xã 19/5, thuộc ấp 20, xã Nguyễn Phích) hiện có khoảng 10 hộ đã được đi học hỏi các nơi về áp dụng mô hình: giăng lưới bắt cá, lấy ong mật… Và Khu Du lịch cộng đồng Đất Mũi hiện có một số hộ đưa vào hoạt động các hình thức trải nghiệm mới như: bắt ba khía ban đêm, đặt lọp cua, mò sò huyết, bắt vọp…”.

Từ nay đến năm 2020, ngành du lịch sẽ tập trung đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch, các khu vui chơi, phương tiện vận chuyển khách, tuyên truyền quảng bá… Tập trung đầu tư cho tuyến Khai Long - Đất Mũi, tuyến đường giao thông Vườn Quốc gia U Minh Hạ và đường nội bộ Khu Công viên Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau. Ngoài ra còn kêu gọi các nhà đầu tư là doanh nghiệp, hộ cá thể tham gia đầu tư cơ sở lưu trú, điểm du lịch, vận chuyển du lịch.

Du lịch sinh thái cộng đồng đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho du lịch Cà Mau./.

Bài và ảnh: Hoàng Vũ

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.