ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 12:16:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm tựa pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo đảm sự công bằng về quyền và lợi ích hợp trước pháp luật. Và trợ giúp pháp lý (TGPL) chính là điểm tựa về pháp luật cho đồng bào DTTS.

Thực hiện chính sách TGPL cho người DTTS. Những năm qua, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cà Mau luôn quan tâm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng… Qua đó giúp đồng bào DTTS giải quyết các vướng mắc pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và từng bước nâng cao kiến thức pháp luật trong đồng bào DTTS.

Luật sư Kim Chan Đa Ra (hợp đồng trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý) tâm tình: “Là người dân tộc Khmer, lại có nhiều năm hợp đồng thực hiện TGPL, tôi thấy rằng, chính sách TGPL nói chung và với đồng bào DTTS nói riêng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện khá tốt. Bởi thực tế người DTTS đa số chưa hiểu biết sâu về quy định pháp luật, hoàn cảnh kinh tế khó khăn… Được thụ hưởng TGPL không chỉ giúp họ khỏi lo lắng về tiền bạc mà còn được trang bị những hiểu biết cơ bản về pháp luật hiện hành để thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống xã hội.

Bà Danh Thị Nhiên, sinh năm 1983 (cư ngụ xã Tân Phú, huyện Thới Bình), trình bày sự việc: Khoảng năm 1996, cha mẹ của bà do thiếu nợ ông Đinh Văn T 2 chỉ vàng 24K và 16 giạ lúa nên mới đồng ý cho ông T vào canh tác trên phần đất của gia đình bà, tổng diện tích hơn 5.000 m2 ở xã Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình), với thoả thuận khi nào có tiền, vàng sẽ chuộc lại đất. Sau đó không lâu, ông T qua đời, mẹ của bà Nhiên đặt vấn đề chuộc đất với con trai út ông T, anh này đồng ý nhưng buộc phải trả theo giá thị trường. Đôi bên không thống nhất quan điểm nên sự việc kéo dài và gia đình ông T vẫn canh tác trên phần đất đó cho đến nay.

Bà Danh Thị Nhiên thông tin vụ việc với Luật sư Kim Chan Đa Ra.

“Qua người quen giới thiệu, gia đình tôi tìm đến Trung tâm TGPL nhờ giúp đỡ. Tại đây, TGVPL  đã hướng dẫn các thủ tục pháp lý đồng thời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi tại toà. Phiên toà sơ thẩm của Toà án Nhân dân huyện Thới Bình không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của gia đình, nhưng chúng tôi kháng cáo, được Toà án Nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm và quyết định huỷ Bản án dân sự sơ thẩm, giao hồ sơ về Tòa án Nhân dân huyện Thới Bình giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Tuy vụ việc chưa kết thúc mỹ mãn, nhưng tôi thấy chính sách TGPL của Nhà nước thật sự mang lại tính công bằng cho mọi người, trong đó có người DTTS như tôi”, bà Nhiên chia sẻ.

TGVPL địa bàn huyện Thới Bình được bố trí nơi làm việc phù hợp.

Bà Huỳnh Tố Trinh, TGVPL địa bàn huyện Thới Bình, cho biết: “Thời gian qua, công tác phối hợp hoạt động chuyên môn cũng như tuyên truyền phố biến chính sách TGPL nói chung, đối với người DTTS riêng, đã được ngành chức năng huyện quan tâm thực hiện thường xuyên. TGVPL ở địa bàn huyện cũng được bố trí nơi làm việc riêng và có phòng trực tại toà án huyện. Qua đó, năm 2023, TGVPL đã tiếp nhận, tư vấn trên 160 vụ việc các lĩnh vực hình sự, dân và tranh chấp khác (trong đó có hơn 17 vụ tham gia tố tụng)”.

Theo bà Lê Hồng Quí, Phó trưởng phòng phụ trách điều hành Phòng Tư pháp huyện Thới Bình: “Thới Bình là huyện có người DTTS tương đối đông, tập trung nhiều ở các xã: Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc, Tân Phú… Thế nên, hằng năm, Phòng Tư pháp nghiêm túc triển khai thực hiện các quyết định của Chính phủ, cũng như quyết định, kế hoạch của tỉnh tổ chức hoạt động TGPL trên địa bàn. Theo đó, phối hợp với Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đẩy mạnh truyền thông về chính sách TGPL tại các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đồng thời, tại các buổi truyền thông đã trực tiếp hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ cho người dân. Bên cạnh đó, huyện còn thành lập mô hình truyền thông qua mạng Zalo, nhằm truyền tải chuyên mục TGPL do báo Cà Mau thực hiện đến đồng bào DTTS và cộng đồng dân cư. Ngoài ra, để đảm bảo các đối tượng đều được tiếp cận dịch vụ TGPL, Phòng Tư pháp chỉ đạo Công chức Tư pháp - Hộ tịch, tổ hoà giải các xã khi thực hiện hoà giải vụ việc, phát hiện thuộc đối tượng thuộc diện TGPL thì phải lập danh sách, cung cấp thông tin kịp thời cho TGVPL ở địa bàn huyện để thực hiện TGPL ngay từ cơ sở.

“Đảng ta luôn xác định chính sách dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người DTTS, trong đó có chính sách TGPL. Theo đó, thời gian qua Phòng Dân tộc huyện phối hợp thường xuyên với ngành chức năng, TGVPL phụ trách địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách này sâu rộng ở những xã tập trung đông đồng bào DTTS. Từ đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức thượng tôn pháp luật và thực hiện hành vi ứng xử đúng pháp luật... trong vùng đồng bào DTTS”, ông Trần Hoàng Lê, Trưởng phòng Dân tộc huyện Thới Bình, khẳng định./.

Mỹ Pha - Hữu Nghĩa

 

Trợ giúp pháp lý cho người có công: Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc.

Công tác trợ giúp pháp lý cho người có công - Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc. Người có công là những cá nhân đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, vì vậy việc bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật và công lý cho họ là một trong những biểu hiện cụ thể của chính sách “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo quyền và lợi ích của đối tượng yếu thế

Trong những năm qua, công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) luôn được tỉnh Cà Mau chú trọng, triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, góp phần giữ vững an ninh trật tự và trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong trợ giúp pháp lý

Để có cái nhìn khái quát về kết quả phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, xây dựng và giải pháp trong thời gian tới, chiều 28/5, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tổ chức sơ kết công tác phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Toà án Nhân dân, tổ chức phiên toà trực tuyến và trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên địa bàn tỉnh.

Ðẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/2/2025 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025, với các hoạt động rõ ràng và có trọng tâm, trọng điểm.

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý

Triển khai thực hiện hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) được giao; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động TGPL đáp ứng 100% yêu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của người được TGPL trên địa bàn tỉnh... Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 do Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) tổ chức chiều 21/1.

Đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) tại địa phương, Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân tỉnh đã ký Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại toà. Đây là một trong nhiều giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả, trọng tâm là đảm bảo tính kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ.

Trợ giúp pháp lý - Nâng chất từ phối hợp liên ngành

Ngày 29/6/2018, liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký kết ban hành Thông tư liên tịch số 10 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Tại Cà Mau, việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác trợ giúp pháp lý

Sáng nay (12/11), Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho gần 300 đại biểu là đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.