ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:27:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiều chỉnh phần mềm mô phỏng thi lái ô tô

Báo Cà Mau Ngày 15/6/2023, phần mềm mô phỏng do Cục Ðường bộ Việt Nam đưa ra có 120 tình huống giao thông được áp dụng vào chương trình dạy và học lái ô tô các hạng B1, B2, C, D, E, F... Sau hơn nửa năm triển khai, phần mềm bộc lộ một số bất cập, thiếu sót, gây khó hiểu cho học viên.

Mục đích của phần mềm mô phỏng là để người học nhận biết các tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thường gặp và những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn khi tham gia giao thông ở các điều kiện, môi trường giao thông trên đường bộ khác nhau. Từ đó, người học nhận biết, phân tích và xác định từng giai đoạn xảy ra trong một tình huống giao thông.

Phần mềm mô phỏng tình huống giao thông 

Tuy nhiên, thay vì giúp nhận biết các tình huống mất an toàn giao thông thì học viên thường phải tham khảo đủ 120 tình huống mô phỏng và xem trước các đáp án để biết khoảnh khắc nào sẽ được điểm tối đa. Nếu không học kỹ, học "thuộc lòng" thì thí sinh vẫn có thể bị điểm kém hoặc thi trượt. Có nhiều trường hợp khi thi chỉ cần ấn bàn phím sớm hay chậm 1 giây khi xử lý tình huống giao thông trong phần thi mô phỏng lái xe, học viên sẽ bị 0 điểm.

Phần mềm mô phỏng tình huống giao thông sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn để học viên có thể nắm vững kiến thức lý thuyết lẫn thực hành. (Ảnh minh hoạ)

Qua tìm hiểu, một số học viên, giáo viên dạy lái xe tại các trung tâm sát hạch trên địa bàn TP Cà Mau cho rằng, phần mềm có nhiều tình huống chưa thực sự sát với thực tế.

Học viên Lê Công Thức, ngụ Phường 9, TP Cà Mau, chia sẻ: “Các hình ảnh giả định trên máy tính khá mờ, thời gian để làm tình huống quá ngắn, do đó, học viên rất khó chọn đáp án đúng cho kịp thời gian và nếu không làm nhanh sẽ mất điểm câu đó liền”.

"Khi tiếp xúc với các tình huống giả định này, tôi càng rối và khó tiếp thu, do đó, tôi cũng mong các tình huống này được điều chỉnh lại cho dễ hiểu, dễ nhìn", học viên Trần Thị Hương, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, cho biết thêm.

Ông Lâm Thanh Nhàn, giáo viên hợp đồng Công ty Cổ phần Ðào tạo lái xe Bình An (TP Cà Mau), mong muốn: “Cần phải nâng thời gian trong các tình huống lên để học viên có thể nhận biết kịp, đồng thời thay đổi hình ảnh cho dễ nhìn hơn, thực tế hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học viên cập nhật kiến thức lý thuyết rõ ràng và sâu hơn”.

Tiếp thu phản ánh của học viên và giáo viên, Cục Ðường bộ đã nâng cấp, chuyển giao phần mềm mô phỏng tình huống giao thông cho các sở giao thông vận tải, cơ sở đào tạo. Theo đó, bắt đầu từ ngày 5/1/2024, Cục Ðường bộ đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các sở và cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cập nhật phần mềm mô phỏng tình huống giao thông phục vụ đào tạo, sát hạch lái xe.

Phần mềm mới được Cục Ðường bộ nghiên cứu điều chỉnh, nâng cấp nhằm phù hợp hơn với thực tế. Trong đó, nhiều tình huống đã được thay đổi phù hợp hơn như: Tăng thời gian đếm ngược (nghỉ) giữa các tình huống từ 3s lên 10s; kéo dài mốc chấm điểm (từ 5đ đến 0đ), nâng cao chất lượng hình ảnh; bổ sung và hiển thị tên của từng tình huống; bổ sung các nút cho phép chuyển sang các tình huống trước/sau; hiển thị thanh và cờ chấm điểm cho từng tình huống...

Ðược biết, mô phỏng các tình huống giao thông sẽ được các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cập nhật để học viên ôn luyện, dự kiến chính thức sử dụng để sát hạch từ ngày 1/2/2024, qua đó, từng bước tạo điều kiện thuận lợi để học viên học lái xe các hạng có thể tiếp thu kiến thức giao thông đường bộ một cách dễ dàng, rõ ràng và chuyên sâu hơn./.

 

Lê Chí

 

Liên kết hữu ích

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.