ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 15:09:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ khó trong cấp, đổi giấy phép lái xe

Báo Cà Mau Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) và Chiến dịch “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến" (DVCTT), Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến, từng bước số hoá hồ sơ, góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực TTHC cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) đang gặp một số trở ngại cần tháo gỡ.

Qua thống kê, từ đầu năm đến nay, Sở GTVT đã tiếp nhận 13.433 hồ sơ cấp đổi, cấp lại GPLX, trong đó, nhận trực tiếp tại Trung tâm Giải quyết TTHC là 13.408 hồ sơ cấp đổi, cấp lại GPLX, chiếm 99,81%.

Theo ghi nhận, thời gian gần đây, lượng người dân giao dịch tại quầy Sở GTVT luôn đông đúc, một phần nhu cầu người dân đến thực hiện thủ tục tăng, phần nhiều là do từ khi thực hiện nộp hồ sơ trên DVCTT nên lượng người đến dồn lại khá nhiều do thời gian giải quyết mỗi hồ sơ kéo dài.

Khá đông người dân chờ thực hiện TTHC cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.

Ðến làm lại GPLX do hết hạn, nhưng phải mất gần cả ngày anh Phạm Văn Mộng, Phường 6, TP Cà Mau, mới làm xong. Anh Phạm Văn Mộng thở dài: “GPLX của tôi hết hạn, nên đến đây đổi, nhưng thủ tục mất thời gian nhiều quá. Những lần trước đi đổi nhanh hơn. Chỉ đổi GPLX mà tôi đợi từ sáng đến giờ mới làm xong. Thấy thủ tục phức tạp quá, ảnh hưởng đến thời gian của người dân. Kiến nghị cần cải cách như thế nào cho mau lẹ để tránh phiền hà”.

Theo Sở GTVT, việc thực hiện đổi GPLX với số lượng hồ sơ lớn; quy trình tiếp nhận 1 hồ sơ phải thực hiện qua nhiều bước nên gây quá tải tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, dẫn đến người dân phải xếp hàng chờ đợi, có nhiều trường hợp phải chuyển sang ngày hôm sau, gây khó khăn, bức xúc cho người dân.

Quy trình tiếp nhận một hồ sơ phải thực hiện các bước: xem xét tính hợp lệ của GPLX để nhập thông tin; chụp ảnh trực tiếp người lái xe trên phần mềm chuyên dụng, do Cục Ðường bộ Việt Nam chuyển giao; đăng ký hộ tài khoản Dịch vụ công quốc gia cho người dân (rất nhiều trường hợp chưa có tài khoản); đăng ký hộ nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin Giải quyết TTHC tỉnh cho người dân; tiếp nhận và xử lý hồ sơ; thẩm định hồ sơ; hướng dẫn người dân nộp lệ phí theo quy định...

Trực quầy Sở GTVT tại Trung tâm Giải quyết TTHC, công chức Dương Kiều Nhanh, chuyên viên Văn phòng Sở GTVT, bộc bạch: “Trung bình mỗi ngày quầy giao dịch lĩnh vực GTVT tiếp nhận khoảng 80 khách hàng đến giao dịch cấp đổi giấy phép lái xe. Hiện tại quy trình đổi khá lâu, do đa số người dân chưa có tài khoản định danh điện tử hoặc tài khoản dịch vụ công trực tuyến, chúng tôi phải hỗ trợ người dân làm các bước nên mất nhiều thời gian”.

Người dân được hướng dẫn tạo tài khoản định danh điện tử/DVC trực tuyến và thanh toán trực tuyến tại  quầy Sở GTVT- Trung tâm giải quyết TTHC tỉnh.

Ðược biết, trước ngày 1/11, người trực tại Bộ phận Một cửa Sở GTVT phải trực tiếp làm hộ cho người dân, tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến nên thời gian đợi lâu, số lượng hồ sơ tiếp nhận hằng ngày quá tải. Do đó, bắt buộc người dân phải đi lại nhiều lần. Tuy nhiên, kể từ sau ngày 1/11 đến nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm Giải quyết TTHC trong việc tạo tài khoản cho người dân, đã giảm bớt thời gian chờ đợi hoàn tất hồ sơ.

“Mất nhiều thời gian là do nộp hồ sơ trực tuyến hộ người dân. Ða số người dân đến đây chưa biết cách nộp hồ sơ trực tuyến nên chúng tôi trực tiếp làm thay. Quy trình nộp mỗi hồ sơ mất từ 30-60 phút”, chị Dương Kiều Nhanh chia sẻ thêm.

Theo đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTT toàn trình (cung cấp toàn bộ thông tin về TTHC, việc thực hiện và giải quyết TTHC) đổi GPLX ô tô trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại cho người dân, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở GTVT, cho biết, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở y tế khám sức khoẻ người lái xe và Bưu điện tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ngay tại cơ sở khám sức khoẻ.

Ðối với việc thực hiện DVCTT một phần cấp đổi GPLX, ngoài việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Giải quyết TTHC, cho phép Sở GTVT phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bưu điện các huyện, thành phố. Hiện nay đã có phần mềm chuyên dùng do Cục Ðường bộ Việt Nam chuyển giao, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và giảm tải tại Trung tâm Giải quyết TTHC.

Ngoài ra, giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh để tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng DVCTT toàn trình đổi GPLX ô tô do ngành GTVT cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân biết và sử dụng.

Ðồng thời, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức đã có GPLX ô tô do ngành GTVT cấp khi đến hạn đổi, bị hỏng hoặc thông tin GPLX sai lệch so với căn cước công dân thì gương mẫu thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.


Hiện nay, Sở GTVT có tổng cộng 121 TTHC (trong đó, thủ tục dùng chung cấp tỉnh, huyện, xã 22 thủ tục; thủ tục dùng chung cấp tỉnh, huyện là 3 thủ tục; thực hiện toàn trình 10 thủ tục, một phần 105 thủ tục); có 8 thủ tục liên thông; tiếp nhận tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh 117 thủ tục. Ngoài ra, có 4 thủ tục không đưa về giải quyết tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, do những thủ tục này tiếp nhận, giải quyết trực tiếp tại cảng, bến, tại các cơ sở đào tạo GPLX và đào tạo bằng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thuỷ nội địa.

Thực hiện Quyết định số 595/QÐ-UBND ngày 30/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về công bố danh mục DVCTT toàn trình và một phần của tỉnh, Sở GTVT có 10 TTHC toàn trình, 108 TTHC một phần.


 

Hồng Nhung

 

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Tạo đột phá trong lĩnh vực người có công

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) đã chỉ đạo thực hiện chương trình CCHC đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nhiều giải pháp để người dân thuận lợi khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực người có công.

Ðáp ứng nhu cầu làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi

Theo quy định của Luật Căn cước 2023 (hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024), trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước nếu có nhu cầu. Hiện các đơn vị công an cấp huyện nói chung, Công an huyện Năm Căn nói riêng, đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này.

Lắng nghe, thấu hiểu để cùng tháo gỡ

Tại Phiên họp lần thứ 8 Cải cách hành chính (CCHC) toàn quốc diễn ra vào sáng 15/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ cho rằng dù có nhiều quyết tâm nhưng trong thực hiện CCHC vẫn còn những rào cản, nhất là về thể chế, từ đó dẫn đến việc một bộ phận cán bộ thực hiện công vụ sợ sai, sợ trách nhiệm, kéo theo né tránh, đùn đẩy công việc…

Làm gì để cải thiện chỉ số PGI?

Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 của tỉnh Cà Mau đạt 19,94 điểm, xếp hạng 53/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp hạng 12/13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.