ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 09:39:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đìu hiu chợ Bách hoá Phường 7

Báo Cà Mau (CMO) Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Lý Khánh Ly cho biết, trước đây Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau xin cho sắp xếp tạm thời các sạp trái cây bán trên vỉa hè tuyến đường Phan Bội Châu để khi chỉnh trang đô thị, xong sẽ trả lại mặt bằng cho thành phố làm lối đi cho người đi bộ. Song, đến nay vẫn chưa thực hiện được phương án cải tạo, nâng cấp, xây dựng, nên vỉa hè vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng đến việc mua bán của các tiểu thương trong chợ nhà lồng. Phóng viên đã 2 lần gọi điện thoại cho Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau xin hẹn trao đổi trực tiếp về những vướng mắc của người dân, tuy nhiên, ông trả lời cả Ban Giám đốc công ty đều bận hoặc đi công tác, xin hẹn lần sau. Ông trả lời để sắp xếp rồi tắt máy.

Sửa chợ chỉ mới xong phần hiên

Khu chợ trung tâm Phường 7, trong đó có chợ Bách hoá Cà Mau được hình thành từ năm 1989. Sau hơn 20 năm khai thác với vai trò là chợ đầu mối trung tâm của tỉnh, vừa thực hiện buôn bán, bán lẻ và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng trong tỉnh, vừa phục vụ khách các tỉnh tham quan du lịch. Tuy nhiên, do hệ thống các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, nên tháng 8/2015, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau đã xin chủ trương cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các chợ do công ty quản lý với tổng mức đầu tư dự kiến là 20 tỷ đồng đạt chuẩn chợ loại I, trong đó có hạng mục nâng cấp nhà lồng chợ bách hoá.

Khi hay tin, nhiều tiểu thương mong đợi diện mạo mới của chợ sẽ dần hiện hữu và trở thành nơi giao thương, trao đổi hàng hoá lý tưởng cho cả tiểu thương và người dân trong vùng. Song, đến nay, hiện trạng chợ Bách hoá vẫn bề bộn, nhếch nhác, bên trong nhà lồng tồn tại những gò cát ngổn ngang rác, ổ chuột; vị trí các quầy hàng không theo bất cứ trật tự nào, nhiều ki-ốt đóng kín. Mặc dù chợ Bách hoá có nhiều cửa ra vào, song, người đi chợ cứ quẩn quanh trong “mê cung”, có khi vào cửa này, ra cửa khác không hay.

Tiểu thương bán hàng may mặc cho biết, mấy tháng nay, nhà đầu tư xây thêm hành lang phía trước chợ, làm thêm mái hiên, chưa hết mừng thì cuộc họp tiểu thương mở ra, cho hay sẽ tăng giá các lô sạp mặt tiền. Tiểu thương này tỏ ra bức xúc, chỉ tay về phía các ki-ốt cố định đang án ngữ ngay trước ngõ ra vào chợ (cửa phía đường Phan Bội Châu): “Đó, phía ngoài đó mới là mặt tiền, còn chúng tôi lùi về “trong hẻm”. Hồi 5-6 năm trước, họ cho sạp bán trái cây che dù trước cửa chợ, chúng tôi bán buôn đã khó khăn lắm rồi, nhiều lần nghe tin giải toả trả lại mỹ quan cho chợ mà có thấy đâu. Nay chỉ thấy hàng chục ki-ốt đóng cọc kiên cố, rồi cho người bán trái cây ở hẳn như nhà của mình”.

Buôn bán ế ẩm, tiểu thương bỏ chợ

Khi được hỏi, bà con đã gửi đơn yêu cầu hay đề nghị cơ quan chức năng, nhà đầu tư xem xét hỗ trợ, tiểu thương lắc đầu ngao ngán. Bởi đã có quá nhiều lá đơn được gửi đi, thì cũng chừng ấy mong muốn, kiến nghị chìm trong vô vọng. Đến nỗi, khi nhắc đến làm đơn thư, họ không màng đến. Tiểu thương buôn bán hàng gia dụng, điện tử là người trực tiếp nhận lại lá đơn yêu cầu của mình về việc xin giảm tiền thuê lô sạp từ bộ phận tiếp dân của UBND thành phố, với lý do không thuộc trách nhiệm xử lý của họ, mà do nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau.

Nhiều ki-ốt đóng cửa.

Chủ tịch UBND Phường 7 Trần Bảo Toàn nhìn nhận, tình trạng tiểu thương buôn bán ế ẩm, dần bỏ chợ là chuyện đã lâu. Hầu hết tiểu thương phải có thâm niên từ 10-20 năm mới trụ được tới giờ. Nhiều hộ bức xúc về vấn đề sạp trái cây, bãi đậu xe án ngữ trước mặt chợ, rồi giá thuê lô, sạp cao, nhưng do đây là chợ tư nhân, nhà đầu tư được giao toàn bộ khu đất các chợ trong khu Trung tâm Thương mại Tổng hợp Cà Mau, nên địa phương khó có thể can thiệp được.

Còn ông Phạm Văn Khanh, Phó Phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho rằng, ngay từ đầu Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Cà Mau chưa xây dựng phương án chỗ buôn bán hợp lý cho các tiểu thương, nhất là khu vực bán trái cây trên đường Phan Bội Châu, trước chợ Bách hoá Cà Mau. Toàn bộ quá trình điều hành đều do Ban Giám đốc công ty thực hiện. Chưa kể, việc các quầy hàng đăng ký bán trái cây nhưng lại có cả quầy may mặc, tiệm hớt tóc... kinh doanh sai đăng ký ban đầu. Và việc dân ở hẳn tại quầy càng sai. Hiện công ty cũng chưa bố trí hợp lý vị trí lên xuống hàng hoá, cả việc quy định giờ bán của tiểu thương chợ đêm cũng không chặt chẽ, dẫn đến họp chợ chiều, tình trạng ách tắc giao thông, mất trật tự kinh doanh mua bán. Phòng đã nhiều lần mời công ty đến họp bàn phương án xử lý bức xúc của bà con nhưng họ không thiện chí hợp tác, chỉ cử đại diện phòng kinh doanh lên làm việc nên cũng chẳng giải quyết được gì.

Đại diện Sở Công thương cho rằng, đây là việc bức bách cần giải quyết trước nhu cầu phát triển của thành phố nói chung, của Phường 7 nói riêng (phường dự kiến sẽ đạt chuẩn văn minh đô thị cuối năm 2017). Tuy nhiên, do quá nhiều vướng mắc chưa được giải quyết thấu đáo, việc công ty chậm thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các hạng mục trong khu chợ đã cho thấy sự lúng túng trong việc đảm bảo hài hoà lợi ích của tiểu thương và doanh nghiệp từ phía ngành chức năng.

Hiện nay, điều các tiểu thương quan tâm và kỳ vọng nhất không phải là dự án cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây mới chợ Bách hoá, mà là việc cấp thiết phải giải phóng các vành đai trái cây, bãi giữ xe để trả lại bộ mặt cho chợ ngay khi Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang cận kề. Thêm nữa là việc cải thiện vệ sinh môi trường khuôn viên và trong nhà lồng chợ; việc giảm tiền thuê ki-ốt cũng là điều tiểu thương mong muốn được hỗ trợ trước thực trạng buôn bán thua lỗ như hiện nay./.

Băng Thanh

Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Lý Khánh Ly cho biết, Tết Nguyên đán Mậu Tuất cận kề, thành phố cương quyết lập lại trật tự đô thị trên địa bàn, nhất là việc trả lại vỉa hè, làn đường cho người đi bộ tại chợ Phường 7. UBND thành phố đã có kế hoạch mời các đơn vị có liên quan làm việc về vấn đề này trong tháng 11.

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).