ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-6-25 05:47:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đoàn kết xây dựng nông thôn giàu đẹp

Báo Cà Mau (CMO) Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Tân Lộc Đông đã lãnh đạo hoàn thành đạt và vượt 15/17 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt là thành quả hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), minh chứng cho sự đồng lòng của Nhân dân cùng những chủ trương, định hướng phù hợp của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong nhiệm kỳ qua.

“Đây chính là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, Nhân dân xã Tân Lộc Đông vững niềm tin bước vào nhiệm kỳ mới, với mục tiêu phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao”, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Lộc Đông Nguyễn Văn Bá khẳng định.

Huy động mọi nguồn lực

Xã hội hoá xây cầu nông thôn nối liền các tuyến lộ đã thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn Tân Lộc Đông.

5 năm qua, diện mạo nông thôn Tân Lộc Đông đổi thay rõ nét, bền vững: đường trục xã đã có 6 km bê-tông hoá; hơn 47 km đường trục ấp, liên ấp được cứng hoá; đường ngõ, xóm 14 km nhánh sạch và không lầy lội vào mùa mưa. 

Ông Nguyễn Văn Bá cho biết, điểm nhấn và là đột phá của nhiệm kỳ qua ở Tân Lộc Đông chính là xã hội hoá đóng góp xây dựng cầu nông thôn. Theo đó, hiện nay, toàn xã có hơn 99% cầu bê-tông nối liền các tuyến đường, không chỉ tạo diện mạo NTM mới, xoá “vùng sâu” khi rút ngắn khoảng cách với các địa bàn lân cận nhờ kết nối giao thương thuận lợi, người dân đi lại dễ dàng, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn xã.

Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.                              Ảnh: MINH PHONG

Là người trực tiếp vận động kinh phí và chung tay cùng người dân tham gia xây dựng rất nhiều cây cầu để đôi bờ sông không còn cách trở, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Đông Trần Chí Cường phấn khởi, những cây cầu hoàn thành chấm dứt cảnh luỵ phà có ý nghĩa rất lớn, đời sống người dân cải thiện đáng kể. 

“Tân Lộc Đông may mắn vì được rất nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh chia sẻ, góp sức xây tặng nhiều cây cầu. Những khoản đóng góp này được công khai, minh bạch nên đã tạo được niềm tin và sự đồng tình của hết thảy người dân”, ông Cường chia sẻ. Theo ông Cường, hiện trên địa bàn chỉ còn 2 cây cầu đang khẩn trương xây dựng và bàn giao. Như vậy, sẽ có 100% tuyến lộ được nối liền nhờ những cây cầu kiên cố. 

Đặc biệt, để bảo vệ các tuyến lộ ven sông, kênh rạch trước nguy cơ sạt lở đất, xã huy động các lực lượng ra quân phòng, chống sạt lở; nhất là vận động người dân tăng cường trồng cây mắm, vừa chống sạt lở, vừa góp phần xây dựng NTM. Đến nay, toàn xã có 8 tuyến lộ được bà con bảo vệ bằng mô hình trồng mắm làm bờ kè. 

“Nhiệm kỳ tới, 1 trong 3 khâu đột phá của xã đề ra là 100% tuyến đường có trục lộ giao thông đi qua đều được trồng cây mắm chống sạt lở ven sông”, ông Nguyễn Văn Bá nhấn mạnh. 

Theo ông Bá, trong nhiệm kỳ xã cũng đã phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá xây dựng các công trình khác, như:  khoan cây nước; xây dựng mới và sửa chữa trụ sở văn hoá ấp; vận động các nguồn tài trợ và chính sách của Nhà nước xây dựng mới và sửa chữa 79 căn nhà, trong đó gồm: nhà chính sách và theo Quyết định 33/CP, Quyết định 22/CP hỗ trợ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở; tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…

“Huy động nguồn lực xã hội hoá được xem là chìa khoá thành công của Tân Lộc Đông trong xây dựng NTM, hướng tới phát huy hiệu quả để nâng chất các tiêu chí tiến bước xây dựng NTM nâng cao”, ông Bá phấn khởi.  

Vững tin tiến bước

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ và Nhân dân xã Tân Lộc Đông đã phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có, tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm và chủ động trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII đề ra.

Năng động sản xuất với mô hình chăn nuôi dê, bò…, nhờ đó, nhiều hộ dân có cuộc sống khá lên.

Theo đó, nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 27 triệu đồng đến năm 2019 là 46 triệu đồng (đạt 139,4% so với chỉ tiêu đầu nhiệm kỳ). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 85%, xây dựng 10%, thương mại và dịch vụ 5%.

Hiện, tổng diện tích nuôi thuỷ sản toàn xã là 3.700 ha, đa phần các hộ nuôi tôm đều ứng dụng mô hình cánh đồng lớn nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước, năng suất trung bình 150-200 kg/ha/vụ. Các hộ thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ quảng canh cải tiến có bổ sung thức ăn và chế phẩm sinh học cũng đạt năng suất khá cao, từ 250-500 kg/ha. 

Trong nhiệm kỳ, xã thành lập 1 hợp tác xã với 10 thành viên, vốn điều lệ 27 triệu đồng, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp; thành lập 4 tổ hợp tác sản xuất nuôi dê, bò và heo, tổng số 30 thành viên tại Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4 và Ấp 6.

Ông Nguyễn Văn Bá cho biết, công tác giảm nghèo được quan tâm thường xuyên, tổng số hộ nghèo ở đầu nhiệm kỳ là 25 hộ, chiếm 1,73%. Theo chuẩn nghèo mới đã thực hiện rà soát đa chiều, đến nay hộ nghèo trong toàn xã có 21 hộ, chiếm 1,6%; cận nghèo 32 hộ, chiếm 2,4%.

“Phát huy những kết quả đạt được, cùng mục tiêu lớn của Đảng bộ xã trong nhiệm kỳ 2020-2025 được xác định, tin tưởng rằng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Tân Lộc Đông sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua học tập, lao động, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần xây dựng quê hương Tân Lộc Đông ngày càng giàu đẹp, văn minh”, ông Nguyễn Văn Bá kỳ vọng./.

                7 CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA NHIỆM KỲ 2020-2025
1. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 75 triệu đồng.
2. Diện tích nuôi thuỷ sản 3.700 ha, sản lượng 14.450 tấn (trong đó tôm 6.150 tấn).
3. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 1.200 ha, sản lượng 500 kg/ha.
4. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt chỉ tiêu trên giao.
5. Xã được công nhận xã NTM nâng cao.
6. Bảo hiểm y tế mỗi năm đạt 95% trở lên.
7. Đảng bộ và tập thể lãnh đạo hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Băng Thanh

Những trang viết, cánh sóng gieo mầm tri thức

Không ồn ào, không phô trương, nhưng báo chí vẫn lặng lẽ trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chạm đến ước mơ của biết bao học sinh, sinh viên nghèo. Những bài viết, phóng sự truyền hình không chỉ khắc hoạ chân thực hoàn cảnh, mà còn là nhịp cầu kết nối yêu thương, là ngọn lửa truyền cảm hứng, tiếp sức cho những đôi chân bé nhỏ vượt lên số phận.

Buồn,vui chuyện nghề!

Hoà chung không khí cùng cơ quan, đồng nghiệp phấn khởi hướng về sự kiện quan trọng của người làm báo cả nước trong tháng 6 này: Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, lòng tôi cũng chộn rộn, rồi lắng lòng nghĩ về nghề báo - con đường tôi đã chọn và vẫn đang gắn bó bằng cả đam mê và trách nhiệm.

Sinh viên báo chí thời nay

Khác với những ngành nghề khác, sinh viên báo chí phải thay đổi liên tục để gắn liền với sự vận động không ngừng của xã hội. Thế nên, các bạn trẻ học báo thời nay cũng chịu nhiều áp lực và phải nỗ lực mỗi ngày.

Yêu nghề mong muốn phục vụ đồng bào dân tộc

Trong tập thể người làm báo Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau có một số viên chức là người dân tộc Khmer. Mỗi người một vị trí công việc riêng, nhưng đều có chung tình yêu nghề, sự cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao, góp phần cùng tập thể thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của đơn vị; đồng thời mong muốn góp tiếng nói cho quê hương, cho cộng đồng dân tộc mình ngày một phát triển.

Sứ mệnh người cầm bút

Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng đầu năm Canh Tý 2020, khi dư âm ngày Tết vẫn còn vương đâu đó. Chuông điện thoại reo lên: “Em vào cơ quan gặp Ban Biên tập nhận nhiệm vụ gấp!” - giọng anh trưởng phòng ngắn gọn nhưng đầy khẩn trương, khiến tôi không khỏi lo lắng. Linh cảm nghề báo mách bảo, đây không phải một cuộc gọi thông thường. Và đúng như vậy, cuộc gọi ấy đã mở ra hành trình đặc biệt nhất trong đời làm báo của tôi - một hành trình không chỉ đưa tin, mà là dấn thân giữa tâm dịch, nơi tôi khoác lên mình bộ đồ bảo hộ và trở thành một “chiến sĩ” thực thụ trên mặt trận không tiếng súng, mang tên “chống Covid-19”.

Những cánh chim đầu đàn

Mảnh đất Cà Mau tạo nên truyền thống báo chí cách mạng vẻ vang, tự hào, với những thế hệ làm báo bằng tấm lòng phụng sự nhiệt huyết, đạo đức sáng trong, tài năng nở rộ và khí chất đặc biệt. Những tiền bối báo chí ở Cà Mau vẫn tràn đầy khát khao cống hiến, trở thành cánh chim đầu đàn, ngọn đèn khêu sáng cho thế hệ tiếp nối. Ðó còn là gởi gắm, kỳ vọng lớn lao về báo chí Cà Mau trong chặng đường mới, hành trình mới.

Khánh thành lộ giao thông nông thôn và trao nhà tình thương tại xã Khánh Bình Đông

Sáng 21/6, huyện Trần Văn Thời tổ chức lễ khánh thành tuyến lộ giao thông nông thôn bờ Tây kênh Tham Trơi, đoạn đi qua ấp Tham Trơi và Tham Trơi B, xã Khánh Bình Đông. Đồng thời tổ chức bàn giao nhà tình thương cho hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã.

Nhớ những ngày làm báo

Như lời hẹn, cứ đến dịp 21/6 - ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, những người từng cầm bút, cầm máy lại bồi hồi nhớ về một thời đầy nhiệt huyết. Dẫu đã rẽ sang hướng đi mới, nhưng trong họ vẫn vẹn nguyên ký ức về những năm tháng làm báo.

Báo chí Cà Mau nối nhịp an sinh

“Nếu không có mấy cháu đến ghi hình, đưa thông tin, thì chắc đến chết tôi cũng không có tiền cất được nhà. Rồi các con tôi, không biết sống sao trong căn nhà mục, dột nát này”. Ðó là câu nói chạm trái tim tôi trong ngày mang niềm vui đến cho gia đình bà Phạm Thị Ðịnh, 74 tuổi, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Tâm tình người làm báo nói, báo hình

Trong 14 năm gắn bó với nghề báo, tôi may mắn đi qua 12 năm vui buồn cùng báo nói. Gọi là may mắn vì khi tôi nhận việc tại Phòng Phát thanh, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (PT-TH), luôn có các “tiền bối” tận tâm dìu dắt, những anh chị nhiệt huyết, yêu nghề đồng hành và những đồng nghiệp tốt tính, chịu khó.