ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 01:03:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo hiểm y tế

Lá chắn an sinh cho mọi người dân

Báo Cà Mau Ngày 1/7 hằng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam, là dịp để toàn xã hội cùng nhìn lại chặng đường triển khai một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Trải qua nhiều năm, BHYT ngày càng khẳng định tính nhân văn sâu sắc, trở thành điểm tựa chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau.

Giảm gánh nặng, bảo vệ quyền lợi

Tại khu vực XXXII, theo ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH khu vực, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 90,96%. Chính sách này đang ngày càng lan tỏa, cho thấy người dân đã quan tâm hơn đến việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cùng với sự gia tăng độ bao phủ, chi phí khám chữa bệnh BHYT cũng tăng nhanh. Tính đến ngày 31/5, tổng chi phí khám chữa bệnh đã vượt 1.129 tỷ đồng, bao gồm phần tạm ứng và số liệu thống kê tại các cơ sở y tế.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1/7/2024 khiến mức thanh toán cho dịch vụ y tế tăng lên; bên cạnh đó, việc mở rộng kỹ thuật cao, xét nghiệm tại các cơ sở y tế, đặc biệt là ngoài công lập, cũng góp phần làm chi phí tăng.

Tuy nhiên, chính sách BHYT vẫn giữ vững vai trò nhân đạo, hỗ trợ người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn.

Không có BHYT, nếu không may điều trị bệnh chi phí cao sẽ là gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Anh Lượng Hồng Em, ngụ ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, chia sẻ: “Con tôi bị viêm màng não, phải điều trị lâu dài. Nếu không có BHYT thì không biết xoay xở ra sao. Dù có thẻ BHYT, mỗi tháng vẫn tốn khoảng 10 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục, tã, sữa... May mắn hơn là còn có sự hỗ trợ của các bác sĩ và mạnh thường quân.”

Theo bác sĩ CKI Trương Thị Cẩm Tú, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, với những ca bệnh nặng, điều trị kéo dài, nếu không có BHYT thì rất khó khăn. Có ca phải nằm viện đến 3 tháng, tiền giường mỗi ngày hơn 600.000 đồng, tổng chi phí điều trị có thể vượt 700 triệu đồng, khi đó, thẻ BHYT chính là cứu cánh thật sự cho người bệnh, đặc biệt là người nghèo.

Luật mới mở rộng tiếp cận y tế

Từ ngày 1/7, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới quan trọng như: mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc; điều chỉnh mức đóng linh hoạt theo thu nhập; tăng thêm quyền lợi khám chữa bệnh; áp dụng thẻ BHYT điện tử qua căn cước công dân gắn chip, VssID hoặc VNeID… Đây là những thay đổi tích cực giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn, giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm khi đi khám chữa bệnh.

Bệnh nhân điều trị lâu dài tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau.

Để triển khai hiệu quả, BHXH khu vực XXXII đang chủ động tuyên truyền chính sách mới đến từng người dân; đồng thời mở các lớp tập huấn cho cán bộ, y bác sĩ và nhân viên thu để đảm bảo thực hiện đúng quy định, đồng bộ.

Ông Lê Hùng Cường nhấn mạnh: “Tuyên truyền BHYT là nhiệm vụ trọng tâm. Phải nói để dân hiểu, hiểu để dân tin và tự nguyện tham gia. Có thẻ BHYT trong tay, người dân yên tâm hơn nếu chẳng may gặp vấn đề về sức khỏe”.

Song song đó, cơ quan BHXH cũng đẩy mạnh chia sẻ các câu chuyện thật, người thật việc thật nhằm lan tỏa giá trị nhân văn của BHYT, đồng thời cảnh báo người dân về hành vi trục lợi để bảo vệ Quỹ BHYT một cách công bằng, bền vững.

Ngày BHYT Việt Nam là dịp để mỗi người dân thêm trân trọng và tin tưởng vào chính sách này, bởi không ai mong đau ốm, nhưng nếu điều đó xảy ra, tấm thẻ BHYT chính là lá chắn vững vàng giúp người bệnh vượt qua khó khăn, cũng là nền tảng cho một xã hội công bằng, nhân văn và phát triển bền vững.

Hồng Phượng

 

Bàn giao 126 căn nhà cho hộ nghèo huyện Ngọc Hiển

Sáng 28/6, UBND huyện Ngọc Hiển phối hợp với VietinBank Chi nhánh Cà Mau tổ chức lễ bàn giao 126 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn.

9 năm kết nối chuyến đò ý nghĩa

Từ lần tình cờ tác nghiệp tại xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, câu chuyện về những cô, cậu học trò không học hết tiểu học do gánh nặng chi phí đến trường vì cầu lộ cách trở, đã thành động lực để Chi đoàn Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (nay là Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau) duy trì hoạt động hỗ trợ. Kết thúc năm học 2024-2025, hành trình lần thứ 9 của chương trình “Chuyến đò an toàn cho học sinh cửa biển” hoàn thành thêm 1 năm kết nối; trẻ em tại cửa biển Giá Lồng Ðèn (xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi) có thêm một năm cố gắng đến trường.

Những trang viết, cánh sóng gieo mầm tri thức

Không ồn ào, không phô trương, nhưng báo chí vẫn lặng lẽ trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chạm đến ước mơ của biết bao học sinh, sinh viên nghèo. Những bài viết, phóng sự truyền hình không chỉ khắc hoạ chân thực hoàn cảnh, mà còn là nhịp cầu kết nối yêu thương, là ngọn lửa truyền cảm hứng, tiếp sức cho những đôi chân bé nhỏ vượt lên số phận.

Khánh thành lộ giao thông nông thôn và trao nhà tình thương tại xã Khánh Bình Đông

Sáng 21/6, huyện Trần Văn Thời tổ chức lễ khánh thành tuyến lộ giao thông nông thôn bờ Tây kênh Tham Trơi, đoạn đi qua ấp Tham Trơi và Tham Trơi B, xã Khánh Bình Đông. Đồng thời tổ chức bàn giao nhà tình thương cho hộ đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã.

Báo chí Cà Mau nối nhịp an sinh

“Nếu không có mấy cháu đến ghi hình, đưa thông tin, thì chắc đến chết tôi cũng không có tiền cất được nhà. Rồi các con tôi, không biết sống sao trong căn nhà mục, dột nát này”. Ðó là câu nói chạm trái tim tôi trong ngày mang niềm vui đến cho gia đình bà Phạm Thị Ðịnh, 74 tuổi, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Khởi động “Hành trình đỏ”

Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Chương trình “Hành trình đỏ” ra đời và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các địa phương trong cả nước. Từ lần đầu tiên vào năm 2013 với sự tham gia của 15 tỉnh, thành phố, đến nay đã có 58 tỉnh, thành phố tham gia tổ chức “Hành trình đỏ”, trong đó có tỉnh Cà Mau. Theo đó, đã thực hiện thành công 2.653 điểm hiến máu, thu được hơn 810 ngàn đơn vị máu.

Không chỉ chủ trương mà còn là trách nhiệm

Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình hiện có 285 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đa phần bà con làm nghề nông hoặc lao động phổ thông, cuộc sống còn nhiều khó khăn khi thiếu đất sản xuất, việc làm bấp bênh, điều kiện nhà ở xuống cấp. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều chính sách thiết thực, mang lại chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Kết nối những tấm lòng

Với thông điệp “Lan toả yêu thương, sẻ chia khó khăn”, trong những ngày đầu tháng 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Phụ nữ Từ thiện TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, mang đến niềm vui, tiếp thêm động lực cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Báo Thanh Niên khởi công cầu tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

Sáng 8/6, Báo Thanh Niên cùng các nhà tài trợ tổ chức khởi công cầu kênh Cơi Ba tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Cây cầu này là niềm mơ ước, chờ đợi nhiều năm qua của các hộ dân địa phương.

Ðồng hành hỗ trợ người yếu thế

Thời gian qua, được sự đồng hành của mạnh thường quân, nhà hảo tâm, những người yếu thế trong xã hội như: người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người mắc bệnh hiểm nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, hỗ trợ kịp thời.