ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 19:04:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Báo Cà Mau Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Cổng chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối cổ lầu và được ốp bằng nhiều mảnh sành, sứ theo chủ đề “long, lân, quy, phụng”, “ngư, tiều, canh, mục”, chim hoa và các điển tích Phật giáo.

Chùa do ông bà Bùi Công Ðạt xây dựng từ năm 1820-1840. Năm 1849, Hoà thượng Thích Huệ Ðăng ở chùa Giác Lâm (Gia Ðịnh) về trụ trì, đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là Vĩnh Trường tự, với ngụ ý ước cho chùa được "vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa". Người dân trong vùng vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.

Chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự như các chùa của người Hoa, nhưng chùa Vĩnh Tràng có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt theo phong cách Pháp, nền lót gạch men Nhật Bản. Tuy nhiên, kiến trúc bên trong chùa vẫn mang đậm lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Những bức tượng Phật lớn, cùng với các hoạ tiết chạm khắc tinh xảo, mang đến cảm giác trang nghiêm và uy nghi.

Vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và có thể xem chùa Vĩnh Tràng là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật trên đất Tiền Giang.

Hằng ngày chùa có nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ðông nhất vào các ngày rằm và lễ, Tết. Năm 2007, chùa được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Ðông và phương Tây.

Dạo quanh khuôn viên chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng và an lạc, như thể thời gian dừng lại. Ðây thực sự là một điểm đến tuyệt vời để tìm kiếm sự an lạc trong tâm hồn.

Quang cảnh khuôn viên chùa Vĩnh Tràng.

Quang cảnh khuôn viên chùa Vĩnh Tràng.

Sự hình thành ngôi chùa trước hết bắt nguồn từ tấm lòng của người dân địa phương.

Phía trong nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam.

Du khách đến thắp hương, hành lễ và mua quà lưu niệm tại chùa Vĩnh Tràng.

 

Hoàng Vũ thực hiện

 

Hùng vĩ thác Bản Giốc

Giữa chốn non xanh nước biếc của vùng biên giới Cao Bằng, thác Bản Giốc hiện lên như một bản tình ca bất tận của thiên nhiên, nơi dòng Quây Sơn xanh biếc hoá thành dải lụa bạc đổ xuống từ độ cao gần 30 m, tạo nên một kiệt tác sơn thuỷ hữu tình giữa đất trời Đông Bắc. Mỗi tầng thác, mỗi cột nước tung bọt trắng xoá đều mang dáng vẻ phóng khoáng, hoang sơ, như chưa từng bị bàn tay con người chạm đến.

Khám phá Hung Thoòng

Ẩn mình sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị), hệ thống hang động Hung Thoòng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy cuốn hút với những ai đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên hoang dã.

Nét xưa nhà cổ

Nằm trong làng cổ Ðông Hoà Hiệp (thuộc xã Ðông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của ông Trần Tuấn Kiệt là một trong những ngôi nhà đẹp nhất tại đây và được mệnh danh là một "cửu đại mỹ gia" (9 ngôi nhà đẹp) tại Việt Nam.

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hoá, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Hành trình về với lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ

Côn Ðảo, quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn là di tích lịch sử đặc biệt.

Khóm Tắc Cậu mùa gai ngọt

Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.

Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới

Cáp treo Hòn Thơm (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 7.899,9 m, xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm. Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam đảo ngọc.

Về với Ðông Bắc...

Có những chuyến đi không chỉ là dịch chuyển giữa những địa danh, mà là hành trình đánh thức mọi giác quan, khiến trái tim bồi hồi và để lại dư âm rất lâu trong tâm trí. Với tôi, một người con từ vùng đất cuối trời Tổ quốc, chuyến hành trình được tham gia cùng đoàn tham quan, đặt chân đến Ðông Bắc vừa qua chính là một trải nghiệm quý giá như thế.

Ðất thiêng Côn Ðảo

Những ngày tháng Tư lịch sử, từng dòng người đến với đất thiêng Côn Ðảo, đến để tưởng nhớ và tri ân những thế hệ kiên trung trong đấu tranh cách mạng đã viết nên trang sử bi hùng giữa biển khơi...

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.