ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 19:29:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Độc, lạ sản phẩm từ gỗ lũa

Báo Cà Mau (CMO) Rừng ngập mặn Cà Mau hình thành trên dải đất phù sa từ hàng trăm năm, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, có diện tích 63.017 ha, đứng thứ 2 thế giới sau rừng Amazon ở Nam Mỹ. Cây rừng ngập mặn chủ yếu là đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong đó, đước là loài cây chiếm đa số, nên gọi là rừng đước, là biểu tượng đặc trưng của vùng Ðất Mũi Cà Mau.

Những năm gần đây, rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, tạo điều kiện cho du lịch Cà Mau phát triển.

Cũng thông qua đó, những sản phẩm làm từ cây đước cũng lên ngôi, như đũa đước, các biểu tượng làm bằng gỗ đước, theo chân khách thập phương đến mọi miền đất nước. Thân cây đước, chang đước, cây cóc, cây dà, cây vẹt do các dây leo quấn quanh thân cây lâu ngày thành hình xoắn trông rất lạ mắt, được người bản địa có đôi bàn tay khéo léo chế tác thành chiếc giá võng, bộ sa-lon... rất đẹp. Anh Nguyễn Hoàng Hôn, chủ Khu du lịch sinh thái Hoàng Hôn (xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết: “Vài năm trước, tại vùng rừng ngập mặn này có một số người đi khai thác rừng tìm những cây đước, cóc, dà bị dây cóc kèn bám quấn vào thân cây, lâu ngày cây khuyết sâu theo đường dây quấn, đem về làm giá võng, thấy đẹp, lạ nên mọi người sưu tầm, giờ trở thành khan hiếm. Tôi cũng sưu tầm được gần chục chiếc trang trí trong nhà, phục vụ du khách tại các điểm du lịch sinh thái”.

Bộ giá võng bằng gỗ đước, gỗ cóc phục vụ du khách nghỉ ngơi của anh Nguyễn Hoàng Hôn, chủ nhân Khu du lịch sinh thái Hoàng Hôn, Mũi Cà Mau, nhìn rất đã mắt.

Bộ thanh ngang giá võng được dây cóc kèn quấn tạo hình hài rất lạ.

Khi giá võng bằng cây rừng ngập mặn khan hiếm, nhiều người chuyển qua sưu tầm gỗ lõi, gỗ lũa từ nơi sạt lở ven sông, ven biển, hay trong đất rừng nuôi tôm những gốc cây cổ thụ có tuổi đời vài chục đến vài trăm tuổi, nằm sâu trong lòng đất. Ðây là những gốc gỗ lũa độc bản, quý hiếm, rất giá trị. Anh Ðoàn Thanh Chính (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển), người sưu tầm được 5 gốc gỗ lũa bằng cây su, rất độc lạ, cho biết gỗ lũa là phần lõi ở gốc của cây cổ thụ sau khi chết, chúng bị chôn vùi sâu trong lòng đất. Theo thời gian vài chục, vài trăm năm, đất đai bị xâm thực từ sóng biển, sạt lở từ lòng sông… bị lộ thiên, nhưng rất hiếm gặp. Bộ rễ cây su to nhất mà anh đào được có chiều cao 2,5 m, ngang 3,5 m, đã có người hỏi mua vài chục triệu đồng nhưng anh không bán.

Anh Ðoàn Thanh Chính (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) là người sưu tầm được 5 gốc gỗ lũa bằng cây su rất độc, lạ. Bộ rễ cây su to nhất này anh đào được có chiều cao 2,5 m, ngang 3,5 m, trị giá vài chục triệu đồng.

Trong hành trình khám phá Mũi Cà Mau, những ai ghé qua trạm dừng chân Tư Tỵ (thị trấn Rạch Gốc) đều trầm trồ gốc rễ gỗ lũa bằng cây su cổ thụ, trưng bày ngay nhà hàng của quán. Anh Lê Minh Tỵ, chủ nhân gốc gỗ độc lạ này kể, tuyệt phẩm này được anh mua lại từ năm 2001 của một chủ vuông tôm khu vực ngọn Giao Ðu, ấp Nhưng Miên, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển. Trong quá trình cải tạo vuông, họ tìm thấy gốc su cổ thụ nằm sâu gần 5 m dưới lòng đất, phải mất nhiều ngày công mới đào lên được. Cũng theo anh Tỵ, qua thời gian bị sóng biển bào mòn, có những phần rễ cây bị đứt nên khi mua về chơi gỗ lũa, anh Tỵ ghép chúng lại theo hình thù nguyên thuỷ của nó. Gốc này theo anh Tỵ là vô giá, bởi nó gần như hoá thạch ở phần gốc cây.

Từ bộ rễ đước lõi, qua bàn tay nghệ nhân điêu khắc, thành sản phẩm hình đôi cá rất đẹp.
Chân bộ sa-lon của nhà anh Hồ Văn Toàn (ấp Rạch Tàu, xã Ðất Mũi) bằng gỗ đước xoắn tự nhiên rất hiếm và độc, lạ.

Chơi giá võng, sa-lon bằng cây rừng hay bộ rễ gỗ lũa không có công thức, khuôn mẫu, người sưu tầm tự nghiên cứu ý tưởng để tạo ra một tác phẩm đẹp theo dáng tự nhiên của nó. Những tác phẩm này đa số là phần rễ và lõi gốc cây rất cứng, thuộc dạng quý hiếm. Hiện nay, rất nhiều người tìm được của quý hiếm này dùng để trang trí trong gia đình cũng như trưng bày tại các điểm tham quan du lịch, bởi chúng rất phù hợp với không gian và cảnh quan thiên nhiên nơi vùng rừng ngập mặn Mũi Cà Mau./.

 

Anh Duy

 

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.