ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 12:10:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm tăng cường sự giám sát của tổ chức, doanh nghiệp (DN) đối với hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), vừa qua, đơn vị này đã tổ chức điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát để lấy ý kiến của các DN về tình hình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Kết quả cho thấy sở đã thực hiện tốt việc giải quyết TTHC cho DN.

Ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở TN&MT Cà Mau, cho biết, công tác cải cách hành chính (CCHC) được sở thực hiện quyết liệt, các TTHC tiếp tục được đơn giản hoá, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch và giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được chỉ đạo triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo được đẩy mạnh.

Đại diện doanh nghiệp nêu ý kiến tại buổi đối thoại với doanh nghiệp về TTHC do Sở TN&MT tổ chức ngày 30/11 vừa qua.

Từ đó, công tác quản lý, sử dụng đất đai ngày càng chuyển biến tích cực. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được đẩy mạnh; hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai từng bước được cập nhật; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được lập, điều chỉnh, phục vụ kịp thời cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện tại, Sở TN&MT cung cấp trên Trang thông tin điện tử 98 TTHC ở mức độ 3. Qua khảo sát trên 70 DN cho thấy, các DN đánh giá khá tốt tại khâu thẩm định hồ sơ; không có tình trạng công chức gây khó khăn, phiền hà cho DN. Việc trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện đảm bảo đúng thời gian quy định, không có tình trạng kéo dài hồ sơ TTHC.

Để tạo thuận lợi cho người dân, DN trong thực hiện TTHC về đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh, sở đã chỉ đạo thành lập tổ tư vấn tại Phòng Hành chính - Tổng hợp của Văn phòng Đăng ký đất đai để hướng dẫn (không thu phí) các tổ chức, DN lập và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục về đất đai trước khi nộp vào Trung tâm Giải quyết TTHC của tỉnh.

Đồng thời, chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai phối hợp với văn phòng HĐND và UBND các huyện, thành phố lựa chọn, bố trí viên chức của các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có năng lực, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt để hướng dẫn (không thu phí) cho hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ TTHC về đất đai trước khi nộp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của văn phòng HĐND và UBND các huyện, thành phố.

Bên cạnh đó, sở đã chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các hợp đồng dịch vụ đo đạc phải đảm bảo thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện công tác đo đạc, trích lục hồ sơ.

Việc thu phí và lệ phí được sở phối hợp với VietinBank Chi nhánh Cà Mau mở tài khoản thu phí và lệ phí đối với những TTHC được quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền giải quyết của sở.

"Để hoạt động đơn vị đi theo chiều hướng tích cực, đáp ứng sự hài lòng của người dân và DN, thời gian tới, Sở TN&MT sẽ đẩy mạnh thực hiện CCHC, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhất là Chỉ số tiếp cận đất đai. Tiếp tục rà soát TTHC thuộc chức năng quản lý của đơn vị. Qua đó, đề nghị cơ quan có thẩm quyền đơn giản hoá những TTHC ở lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên nước. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận, giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC", ông Trịnh Văn Lên cho biết thêm./.

Hồng Phượng

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.